“Trong vài thập kỉ qua, đã có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề: Trẻ lớn lên cũng những con thú cưng của mình có tốt hay không? Nhiều ý kiến cho rằng trẻ nên có một con vật nuôi của mình. Dưới đây là những lí do đáng để bạn đồng ý cho trẻ nuôi một con vật trong nhà:Phát triển ý thức: Khi nuôi một thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Các con vật nuôi luôn luôn cần sự chăm sóc và quan tâm. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc và huấn luyện. Trẻ...
Đọc tiếp
“Trong vài thập kỉ qua, đã có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề: Trẻ lớn lên cũng những con thú cưng của mình có tốt hay không? Nhiều ý kiến cho rằng trẻ nên có một con vật nuôi của mình. Dưới đây là những lí do đáng để bạn đồng ý cho trẻ nuôi một con vật trong nhà:
Phát triển ý thức: Khi nuôi một thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Các con vật nuôi luôn luôn cần sự chăm sóc và quan tâm. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc và huấn luyện. Trẻ nuôi thú cưng sẽ thường xuyên học được cách cảm thông và lòng trắc ẩn. Học cách có trách nhiệm với người khác sẽ tạo cơ hội cho những đứa trẻ biết tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn. […]
Giảm stress: Cùng với việc mang lại sự bình yên cho những đứa trẻ, loài vật cũng tỏ ra thật tuyệt vời khi có thể làm giảm stress. Cử chỉ âu yếm, vuốt ve của những chú chó, có thể mang đến cảm giác an toàn cho lũ trẻ. Những con vật nuôi như những người biết lắng nghe và không bao giờ nói lại. Chúng cũng không bao giờ cố gắng đưa ra những lời khuyên khi người ta không muốn nghe. Chúng đơn giản ở đó như một sự yên tĩnh dành cho những người đang cảm thấy bối rối và căng thẳng. Loài mèo có thể giúp làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho con người. Khi chúng cọ vào người bạn, lớp lông mềm mượt cũng với những tiếng “grừ, grừ” sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thật bình yên. […]”
(Trích “Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?” – Thuỷ Dương)
Câu 1. Cách trình bày của đoạn trích trên có gì đáng chú ý?
Câu 2. Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong đoạn văn 3 “Giảm stress”.
Câu 3. Qua đoạn trích, em thấy tác giả đồng tình hay phản đối việc nuôi vật nuôi trong nhà? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
Câu 4. Nhiều bạn trẻ ngày nay học theo trào lưu nuôi thú cưng trong nhà, nhưng chỉ là thú vui nhất thời, sau đó chán nản, nhiều người không chăm sóc, ngược đãi vật nuôi, thậm chí có bạn trẻ còn vứt con vật từng là ‘thú cưng” ra đường. Em có suy nghĩ gì về sự việc này?
nhớ trả lời hết nha