Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức được sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh rất quan trọng đối với bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách hiệu quả.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.
Đọc các văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” và “Bưởi Phúc Trạch" để thể hiện các yêu cầu của SGK
a. Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản
b. Các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản:
c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh
Yếu tố nào không bắt buộc phải có trong khi tìm hiểu sự vật, hiện tượng để viết bài văn thuyết minh?
A. Hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
B. Phải thực lòng muốn truyền đạt cho người khác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.
C. Phải có phương pháp thuyết minh.
D. Phải yêu mến, quý trọng đối tượng, sự vật được thuyết minh.
Dàn ý thuyết minh về một tấm gương học tốt dưới đây đã đủ chưa?
a. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
b. Thân bài
- Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống.
+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
- Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
- Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?
c. Kết bài
- Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
A. Đủ
B. Chưa đủ