Cho bài ca dao :
“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.”
1. Biện pháp tu từ trong bài ca dao là ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
2. Tâm sự của bài ca dao trên là tâm sự của ai với ai?
A. Em với chị. B. Người yêu với người yêu
C. Anh với em D. Chàng với nàng
3. Tâm sự trên được thể hiện ở yếu tố nào ?
A. Cách miêu tả giếng nước
B. Mối quan hệ giữa giếng sâu và gầu dài
C. Thể thơ và cách ngắt nhịp của bài ca dao
D. Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình
4. Nối cột A với cột B sao cho đúng.
a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thận phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh, ẩn dụ gì?
b. Nêu những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao.
Dòng nào nêu đúng vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai...?
A. Tình yêu gắn với sự độ lượng, vị tha
B. Tình yêu gắn với khát vọng vượt lên sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
C. Tình cảm sâu sắc được thể hiện qua cách nói trau chuốt, bóng bẩy.
D. Tình yêu nồng nàn, cháy bỏng nhưng cách biểu hiện rất kín đáo, tế nhị.
Loại nhân vật trữ tình nào xuất hiện phổ biến trong các bài ca dao than thân?
A. Người lính thú
B. Người phụ nữ
C. Người chinh phụ
D. Người nông dân
Nỗi lòng của người phụ nữ trong bài ca dao trên nảy sinh từ:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
A. Nỗi đau thân phận.
B. Những lo lắng cho tương lai.
C. Hoàn cảnh nghèo khó.
D. Tai ương vất vả.
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :
(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(Tục ngữ)
(2) Thân em như hạt mua rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
(Ca dao)
(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc
Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng một đoạn văn (khoảng 15 câu).
Biện pháp tu từ nào dưới đây giúp biểu đạt một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai?
A. Ẩn dụ, hoán dụ và so sánh.
B. Hoán dụ, điệp ngữ và nhân hóa.
C. So sánh, ẩn dụ và điệp ngữ.
D. Nhân hóa, điệp ngữ và ẩn dụ.
Cho ca dao sau :
Mười tay
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.
(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)
Câu 1 : Vì sao trong lời ru con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .
Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?
Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .
Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .