Câu 1: Truyện đồng thoại là:
a) Truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật
b) Truyện viết cho trẻ em, nhân vật là người
c) Có nhân vật thường là loài vật
d) Có nhân vật là người
Câu 2: Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện có các yếu tố nào sau đây?
a) Có cốt truyện, nhân vật
b) Có không gian, thời gian
c) Có cốt truyện, hoàn cảnh diễn ra các sự việc
d) Có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc
Câu 3: Truyện đồng thoại là loại truyện có các nhân vật vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người
a) Đúng
b) Sai
Câu 4: Cốt truyện là yếu tố quan trọng của?
a) Thơ
b) Truyện kể
c) Ca dao
d) Tục ngữ
Câu 5: Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện ở ngôi thứ mấy?
a) Ngôi thứ nhất
b) Ngôi thứ nhất số ít và số nhiều
c) Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
d) Ngôi thứ ba
Câu 6: Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.
a) Đúng
b) Sai
Câu 7: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương nào của truyện Dế Mèn phiêu lưu ký?
a) phần dẫn đề
b) chương 2
c) chương 1
d) chương 3
Câu 8: Nghệ thuật nào tiêu biểu trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên?
a) nghệ thuật miêu tả sinh động, óc tưởng tượng phong phú
b) Lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
c) Ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình
d) Tất cả đều đúng
Câu 9: Dòng nào không phải miêu tả về ngoại hình của dế Mèn?
a) đôi càng mẫm bóng
b) Những cái vuốt cứng dần, nhọn hoắt
c) cánh ngắn củn đến giữa lưng
d) Sợi râu dài và uốn cong
Câu 10: Dòng nào không phải miêu tả Dế Choắt?
a) Đầu to, nổi từng tảng
b) Người gầy gò, dài lêu đêu
c) Đôi càng bè bè
d) Mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngơ
1 THế nào là cốt truyện ?
2 Thế nào là nhân vật ?
3 Người kể chuyện trong truyện là ai ?
4 Thế nào là lời kể chuyện và lời nhân vật ?
5 Nêu hiểu biết về truyện đồng thoại ?
giúp em với em đang cần gấp ạ !
Câu 1. (0,5 điểm) Đặc điểm nào sau đây cho em biết “ANH CÚT LỦI” là truyện đồng thoại?
A. Nhân vật trong truyện là loài vật biết nói năng như con người.
B. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa như con người.
C. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
D. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa như con người để giải thích nguồn gốc một sự vật.
Câu 2. (0,5 điểm) Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
D. Không có gì tốt cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon.
Câu 3. (0,5 điểm) Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc.
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn
D. Người không biết lắng nghe người khác góp ý
Câu 4. (0,5điểm) Trạng ngữ trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa gì cho câu? “Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.”
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ nguyên nhân
D. Chỉ mục đích
Câu 5. (0,5điểm) Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng?
A. Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà.
B. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà.
C. Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc
D. Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Câu 6. (0,5điểm) Trong câu “Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.”, những từ nào là từ ghép?
A. Chấm dứt, cuộc đời, luôn luôn 3
B. Chấm dứt, lủi tránh, luôn luôn
C. Chấm dứt, cuộc đời, lủi tránh
D. Cuộc đời, luôn luôn, lủi tránh
chi cần ghi câu 1 là đáp án a hoặc b thui ạ !!!
Đúng em cho 2000 xu
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
ANH CÚT LÚI
(Thấy Cun Cút cứ phải sợ hãi, trốn tránh, không có một ngôi nhà để ở, Ong thợ
khuyên Cun Cút nên làm một ngôi nhà)
Cun Cút vỡ lẽ gật gù:
- Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn
luôn lủi tránh. […..]
Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và ti mi. [..] Đến lúc phải bắt tay vào
việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng
sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.".
Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc,
bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. […..]
Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội!
Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lúi mấy lần mệt quái! Hôm nay
phải nghi cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một
giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của bác sĩ giỏi nói với ta vậy.". Cun Cút chui vào bụi, ngủ
gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua. [...]
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc,
lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,..
[..] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn
nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
- Nhà cửa đã xong chưa?
- Chưa xong gì cả.
- Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?
- Cũng chưa có gì cả.
- Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã
nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay
hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức
của sự tránh việc, của sự lười biếng.
Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm
nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.
Phương thức biểu đạt chính nào thường được sử dụng trong truyện đồng thoại? *
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Tự sự
: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện đồng thoại? *
A. Nhân vật thường là con người.
B. Nhân vật thường là loài vật được nhân cách hóa
C. Nhân vật thường là đồ vật được miêu tả chân thực
D. Nhân vật thường là loài vật được so sánh với con người
Trong các nhân vật, trong truyện đồng thoại, đã học ở chương trình lớp 6, em thích nhân vật nào nhất? Hãy viết bài văn kể về nhân vật đó và nêu rõ lí do vì sao em yêu thích.
MN ơi, giúp em với ạ! Em đang rất gấp đây ạ!
Kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh và cho biết:
Nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào nhân vật phụ? Nhân vật chính khác nhân vật phụ như thế nào? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ( được gọi tên, đặt tên, được giới thiệu lí lịch, tính tình, tài năng, được miêu tả chân dung, y phục, trang bị, dáng điệu, ......)? Hãy đối chiếu những điều trên với nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
Giúp mik nha!
Mai phải làm rồi!
Ai nhanh tay mik tích cho nekk!
Nhân vật chính trong truyện “Mẹ hiền dạy con” là ai? Nhân vật đó có nguyên mẫu từ lịch sử hay không?
Trong truyện lịch sử nước ta có rất nhiều nhân vật thể hiện tài chí thông minh hơn người
từ khi tuổi còn nhỏ . Em hãy kể tên ít nhất 1 nhân vật gắn với câu truyện về họ mà
em biết
Ai làm nhanh mik tick