Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4
Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?
Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!
Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!
Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choản. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!
Đăm Săn: - Đi thôi! Bây giờ phải trở về bến nước của ta.
Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?
A. Đăm Săn
B. Mtao Mxây
C. Dân làng Mtao Mxây
D. Tôi tớ của Mtao Mxây
Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, vai trò của nhân vật ông Trời trong cuộc chiến của Đăm Săn là:
A. Góp phần hạn chế sức mạnh của kẻ thù đối nghịch với người anh hùng.
B. Người giúp đỡ các nhân vật hiền lành, lương thiện trong lúc gian nan.
C. Thể hiện uy lực của thần linh trong việc quyết định những chiến thắng của nhân vật anh hùng.
D. Cố vấn, phù trợ cho nhân vật anh hùng.
Sự kiện nào không có trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây?
A. Đăm Săn gọi Mtao Mxây xuống đánh.
B. Đăm Săn cắt đầu Mtao Mxây cắm lên cọc.
C. Đăm Săn lấy chày mòn đâm vào vành tai của Mtao Mxây.
D. Đăm Săn dẫn dân làng ra bờ sông.
Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, nhân vật nào không xuất hiện ?
A. Mtao Mxây
B. Ông Trời
C. Đăm Săn
D. Mtao Grư
Vật nào sau đây trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được xem là thần kì?
A. Chày
B. Cồng Hlong
C. Miếng trầu
D. Khiên
Qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, có thể thấy Đăm Săn thuộc kiểu nhân vật gì?
A. Nhân vật anh hùng văn hóa.
B. Nhân vật anh hùng sử thi.
C. Nhân vật anh hùng sử thi và anh hùng chiến trận.
D. Nhân vật anh hùng chiến trận.
Tại sao muốn chiến thắng Mtao Mxây mà Đăm Săn lại không nhân cơ hội đâm lén y?
A.Vì sợ võ nghệ của Đăm Săn
B. Vì trọng danh dự
C. Vì dân làng Mtao Mxây ngăn cản
D.Vì không có thời cơ thích hợp
Dòng nào dưới đây nói về tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong đoạn đối thoại sau:
- Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.
- Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?
(Làng, Kim Lân)
A. Đây là câu chuyện của những người cùng làng.
B. Đây là câu chuyện diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
C. Đây là câu chuyện nói về lòng yêu làng, yêu quê hương.
D. Đây là câu chuyện của những người nông dân chất phác ở miền trung du.