Thầy cô giáo là những người lái chuyến đò sang sông, đưa chúng ta cập bến của tri thức, nuôi dưỡng ở chúng ta, những người học sinh những hiểu biết, những bài học, rèn luyện cho chúng ta những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử. Hơn thế nữa, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai luôn yêu thương chăm sóc, dưỡng dục ở chúng ta những nhân cách, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20/11 chính là ngày để học sinh chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, tri ân công lao dưỡng dục cũng như thể hiện tình thương yêu đối với thầy cô.
Ngày 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức mitting kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, là một dịp để học sinh toàn trường tri ân đối với công lao của các thầy cô giáo. Công lao của các thầy cô giáo với chúng ta là vô bờ bến, là người truyền đạt những tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ và là người luôn định hướng cho chúng ta những con đường đi đúng đắn, phù hợp nhất với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Nhân ngày 20/11 em cũng muốn kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và cô giáo dạy môn lịch sử của mình, đó là những kí ức mà em sẽ không bao giờ quên, bởi nó là những tình cảm kính yêu chân thành nhất của em với cô giáo của mình.
Đó là khoảng thời gian khi em còn là học sinh lớp chín, giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh trung học. Cũng như bao bạn học sinh khác, thời điểm cuối cấp luôn là những lúc chúng em vui chơi, đùa nghịch thỏa thích, vui vẻ nhất bởi chẳng lâu sau đó chúng em sẽ phải chia tay, mỗi đứa một nơi nên những khoảnh khắc của thực tại chúng em đều vô cùng trân trọng. Trải qua thời gian bốn năm học cùng, chúng em không còn những bỡ ngỡ, xa lạ về nhau nữa mà dần trở nên thân thuộc, gắn bó như những người trong gia đình, bởi vậy mà khi nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều thì chúng em đã chơi hết mình, hay nói cách khác thì chúng em quậy phá như những đứa trẻ mới lớn.
Nhưng vô hình chung, sự vui chơi mà chúng em cho là hết mình, là tận dụng khoảng thời gian quý giá để bên nhau lại làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của chúng em. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như chúng em kết hợp vừa chơi, vừa học nhưng chúng em vui chơi mà xao lãng việc học tập, khiến cho thầy cô vô cùng lo lắng và có nhiều lần lên lớp nhắc nhở, bảo ban chúng em. Giai đoạn cuối cấp vô cùng quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người, nhưng khi ấy chúng em đã không thể nhận thức được điều ấy, mặc dù được thầy cô nhắc nhở nhưng chúng em vẫn chứng nào tật ấy, liên tục đứng chót về xếp loại học tập. Em thấy những điều đó là bình thường bởi nếu không tạo ra những dấu ấn khó quên thì thật lãng phí cho một tuổi học trò.
Những suy nghĩ sai lầm ấy của em đến khi gặp và tiếp xúc với cô giáo dạy lịch sử của chúng em thì em mới có thể nhận thức và từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Em còn nhớ rất rõ đó là kì hai của năm học lớp chín, cô giáo dạy môn lịch sử của chúng em mới về hưu, bởi vậy mà sẽ có một giáo viên trẻ khác thay cô phụ trách môn lịch sử ở lớp em. Môn lịch sử là một trong những môn em không thích học nhất, bởi nó nhiều lí thuyết, nhiều sự kiện khó nhớ và em cũng không thê hiểu được học lịch sử thì có thể áp dụng gì cho cuộc sống hiện tại hay không. Lấy lí do không thích học nên em đã không học bài cũ, vả lại em nghĩ cô giáo mới đến thì sẽ không kiểm tra bài cũ đâu
Buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong niềm hân hoan. Không khí sôi động của buổi lễ kỷ niệm trọng đại này dần nhường lại cho không gian yên ắng đến lạ kỳ. Lúc này, sân trường chỉ còn lác đác một vài học sinh ngồi đó để chờ ba mẹ đến rước. Ba tôi hôm nay lại đến muộn. Tôi lắng nghe tiếng chim sẻ ríu rít cả một khoảnh sân. Một mình bên chiếc ghế đá, tôi bỗng nhớ lại một kỉ niệm xưa, thời mà tôi còn là cậu học sinh lớp năm trường Nguyễn Đình Chiểu, kỷ niệm về cô giáo của tôi ngày đó.
Tôi vẫn nhớ, khi còn học tiểu học, môn Toán của tôi rất khá. Điểm số của tôi luôn rực rỡ những con chín, mười tuyệt đẹp. Tôi luôn dẫn đầu lớp về điểm số. Tôi tự hào và hãnh diện về mình lắm. Trong tâm trí của cô chủ nhiệm đáng kính, của cha mẹ tôi, tôi hiện lên trong hình ảnh một học sinh giỏi, một đứa con ngoan. Chính vì những nhận thức, đánh giá bản thân quá mức đó, tôi đâm ra chủ quan và xem thường mọi thứ. Không biết từ bao giờ, tôi không chăm chỉ làm bài tập Toán cô cho nữa. Tôi ham mê đọc truyện tranh và thỉnh thoảng chỉ làm một số bài toán khó. Ở trên lớp, tôi chẳng còn chăm chú nghe giảng hay tập trung làm bài. Tôi ngập trong sự chủ quan, kiêu hãnh và bê trễ cho đến một ngày kia… Kỳ kiểm tra học kỳ một đã đến, tôi bước vào phòng thi với bao niềm phấn khích và tràn đầy tự tin. “Thế nào mình cũng đạt điểm mười lần này thôi, như bao lần khác ấy mà.” Nhưng mọi chuyện lại không như tôi muốn. Tôi bị sụp ngã ngay từ những câu đầu. Đó là những câu hỏi lý thuyết và bài tập rất căn bản, nhưng do không học bài nên tôi không biết cách làm. Mặt tôi lấm tấm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch, đầu óc tôi rối bời, chẳng còn có thể tập trung tính toán nữa. Tôi tự hỏi mình phải xoay sở thế nào đây. Bước ra khỏi phòng thi, tôi như người mất hồn. Những ngày sau đó, tôi vẫn không sao quên được nỗi lo sợ ám ảnh trong phòng thi hôm ấy. Và điều gì đến rồi cũng đến…
Hôm phát bài thi môn Toán, khuôn mặt cô tôi có vẻ đượm buồn. Tôi lặng người với ý nghĩ rằng cô buồn vì kết quả bài thi của tôi. Quả không sai, khi bài thi môn Toán được chuyền đến tay tôi, tôi không thể bình tĩnh được nữa. Trời ơi! Con “năm” to đùng cùng những vệt đỏ đầy kín cả bài thi. Đây có phải là sự thật không vậy? Tôi đã bị điểm kém môn Toán, môn học sở trường của tôi. Tôi thấy bế tắc vô cùng. Kết quả này rồi sẽ được đưa đến tay cha mẹ, cha mẹ sẽ nghĩ sao đây: thất vọng và mất hết hy vọng về tôi, đứa con trai duy nhất của cả gia đình. Cha mẹ luôn đặt niềm tin vào tôi, luôn tự hào mỗi khi nhắc đến tôi. Cha mẹ ơi, con có lỗi với cha mẹ nhiều lắm! Chưa hết nữa, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây? Chúng bạn sẽ mỉa mai, chế giễu tôi suốt ngày. Trong phút chốc, tôi bỗng đánh mất mình. Một ý nghĩ dại khờ chợt lóe lên trong tôi vào giờ tan học hôm ấy. Cô đã để quên phiếu điểm trên bàn. Khi ấy, cả lớp về hết, chỉ còn Nam và tôi ở lại. Nam là một học sinh yếu của lớp về môn Toán. Tôi liền bàn bạc với Nam và dụ nó lên trên bàn giáo viên sửa điểm cho hai đứa. Chuyện này sẽ được giữ bí mật giữa hai đứa mà thôi.
Sau ngày hôm đó, vào thứ hai đầu tuần, cô đã phát hiện ra chuyện đó. Trịnh trọng và nghiêm khắc, cô hỏi cả lớp rằng ai đã sửa điểm cho tôi và Nam. Do lúng túng và sợ hãi, Nam đứng lên nhận lỗi và cúi mặt xuống. Giọng cô buồn bã hỏi Nam:
_ Tại sao em sửa điểm giúp bạn?
Nam không trả lời mà chỉ cúi xuống, thỉnh thoảng liếc sang nhìn tôi. Tôi bối rối và hoang mang vô cùng. Tôi phải làm sao đây? Tại sao tôi lại hành động như thế, một hành động thật xấu xa và hèn nhát? Tại sao tôi không nghĩ đến hậu quả sau này mà chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt? Cha mẹ, thầy cô, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây: một học sinh cá biệt, luôn toan tính những điều xấu xa cốt để đạt được điểm cao ư? Một đứa trẻ khi phạm sai lầm lần đầu tiên sẽ làm người ta có thành kiến mãi. Thế thì còn gì là lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của tôi nữa. Tôi hối hận và xấu hổ vô cùng. Bằng tất cả lòng can đảm, tôi đứng dậy và nhận lỗi với cô mà nước mắt rơm rớm. Mặt tôi xanh xao, môi run run bần bật, tay chân không thể cử động được. Bằng tất cả lòng khoan dung, độ lượng, cô đã cân nhắc rất nhiều và chấp nhận tha thứ cho tôi. Tuy nhiên, cô đã cảnh cáo tôi trước lớp. Cuối buổi học hôm ấy, cô đã gọi tôi lại và nói:
_ Em đã chứng tỏ được sự ăn năn của mình bằng cách nhận lỗi. Em đã cho cô thấy rằng em là người luôn muốn vươn lên, luôn muốn phục hồi danh dự cho mình, dù điều đó đã khiến em nhận điểm xấu. Em phải luôn cố gắng học và hãy nhớ rằng: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Khi về nhà, tôi đã thú thật với ba mẹ những chuyện đã xảy ra và cầu mong được tha thứ. Ba tôi chẳng nói gì cả, chỉ thỉnh thoảng lại thở dài. Tôi thoáng thấy ánh mắt đượm buồn của mẹ. Mẹ ân cần dạy tôi:
_ Con ơi, con người ai cũng một lần phạm lỗi trong đời. Con biết lỗi và tự nhận lỗi là một điều tốt. Lần này ba mẹ tha thứ cho con. Nhưng con phải chăm chỉ học tập và không được làm như thế nữa.
Tôi gật đầu, khuôn mặt tỏ ra sung sướng đến không nói nên lời. Kể từ hôm đó, tôi phấn đấu hết mình trong học tập, vào lớp thì chăm chú nghe cô giảng bài, về nhà thì hoàn thành đầy đủ bài tập cô cho và còn dành thời gian tìm thêm những bài tập khó đề giải nữa.
Trải qua sự việc ấy, đến bây giờ, nó vẫn còn là bài học đáng nhớ và kỉ niệm khó phai trong cuộc đời tôi. Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp Chín. Bốn năm đã trôi qua rồi, cô giáo chủ nhiệm lớp Năm kính yêu của tôi giờ này có còn dạy ở ngôi trường cũ không? Gửi gió, gửi mây, hãy mang giúp tôi những lời ăn năn chân thành nhất đến cô. Cô ơi, kỉ niệm sẽ mãi in sâu trong em, luôn bên cạnh nhắc nhở em không được phạm sai lầm đó thêm một lần nào nữa. Khi đó, cô có thật sự tha thứ cho em không?
Tiếng bước chân người và những lời chuyện trò chợt cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi lặng thầm trong phút chốc và cất bước ra về, trong lòng vẫn lâng lâng kỷ niệm đã qua. Chính nhờ nó, tôi đã hiểu được lòng trung thực của một con người quý giá đến nhường nào. Trong tôi bỗng có một mong muốn tha thiết: ngày hôm nay, 20/11, tôi sẽ cùng những đứa bạn thân hồi tiểu học trở về trường xưa thăm cô. Tôi tin rằng ba tôi sẽ ủng hộ ý định này của tôi. Trong phút chốc, tôi thấy mình như đang đứng giữa sân trường tiểu học năm xưa, xung quanh vẫn là cô và bạn bè ngày xưa ấy. Chúng tôi nói cười rôm rả với nhau. Tôi thấy ấm lòng lạ khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên gương mặt nhân hậu dịu dàng của cô tôi. Ôi, yêu sao những kỷ niệm dấu yêu một thời!
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ không thể nào quên. Quãng đời học sinh của bạn và tôi cũng vậy, một khi đã trải qua thì không khỏi ghi lại trong lòng những dấu ấn sâu sắc. Nhưng đấy không nhất thiết phải là kỷ niệm ngập tràn niềm vui và tiếng cười. Đôi khi đó lại là một câu chuyện buồn cứ khiến lòng ta phải ray rứt mãi như câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn sau đây.
Giờ ra chơi hôm ấy, tôi được phân công trực nhật cùng Liên. Tôi bảo Liên cứ xuống căn tin ăn sáng, để một mình tôi trực được rồi. Hình như Liên chỉ chờ có thế, cô bạn gật đầu rối rít rồi phóng như bay xuống sân. Trong lớp giờ chỉ còn lại mình tôi. Tôi câm giẻ định lau bảng nhưng tâm trạng lo âu, thấp thỏm đã kéo tôi ngồi xuống ghế giáo viên. Chuyện là tiết đầu tiên hôm nay tôi đã nghịch ngợm trong lớp, không chịu nghe cô Toán giảng bài. Điều đó khiến cô Toán khó chịu lắm, bèn phạt tôi đứng suốt cả hai tiết và ghi hẳn tên tôi vào sổ đầu bài, đề nghị mời phụ huynh.
Tôi run run giở cuốn sổ đầu bài đặt ngay trên bàn giáo viên. Đây, giấy trắng mực đen đây, bằng chứng tội lỗi của tôi đây! Thế nào cô chủ nhiệm cũng mời gặp mẹ tôi cho xem. Có lần đạt điểm kém, tôi phải đối diện với khuôn mặt buồn rười rượi của mẹ. Mẹ tôi luôn phải làm việc vất vả để kiếm từng đồng lương ít ỏi nuôi tôi ăn học. Nếu mẹ biết tin này sẽ thất vọng về tôi biết nhường nào. Ôi, tôi thật là một đứa con bất hiếu.
Chợt, trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ. Tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề rồi. Chỉ cần cô chủ nhiệm không đọc được lời phê này thì sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa. Nghĩ được là làm ngay, tôi liền dùng bút xóa xóa đi dòng chữ của cô Toán trong sổ đầu bài. Thận trọng, tôi đặt sổ đầu bài vào vị trí cũ rồi thở phào nhẹ nhõm vì đã trút được nỗi muộn phiền trong lòng. Reeng… reeng… Tiếng chuông báo hiệu hết giờ ra chơi. Tôi xóa vội bảng, quơ vài nhát chổi rồi vào học như bình thường.
Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến cuối tuần ấy. Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm xem xét sổ đầu bài. Cô đưa mắt nhìn thật kỹ vào trang giấy, đôi mày cô nhíu lại, rồi bất chợt cô ngước lên, nhìn quanh lớp. Tôi hoảng hốt, bối rối, không dám đối diện với ánh mắt của cô. Hai bàn tay tôi xiết chặt vào nhau, tim tôi đập thình thịch. Hình như cô đã quan sát được thái độ của tôi. Thôi rồi, tôi biết mình sắp bị cô mắng vì tội tày đình này. Thật xấu hổ quá! Trong đầu tôi lúc ấy có biết bao nhiêu nỗi lo sợ, sợ bị hạ hạnh kiểm, sợ mẹ buồn, sợ bạn bè chê cười, … Nhưng sao đến cuối giờ cô chẳng hề đả động gì đến chuyện sổ đầu bài. Lạ thật! Trong tôi đặt ra hàng trăm câu hỏi tại sao và tại sao. Dù vẫn cảm thấy bất an nhưng lòng tôi đã nhẹ nhõm hơn. Và tôi mong rằng sai lầm ấy của mình sẽ được chôn giấu mãi mãi dưới lớp bụi thời gian.
Khoảng hai tuần sau đó, vào ngày Giáng sinh, chẳng hiểu vì sao cô chủ nhiệm dành tặng riêng tôi một tấm thiệp vào cuối giờ. Tôi cảm ơn cô rồi vội chạy về nhà, vui mừng mở tấm thiệp ra đọc. Những dòng chữ tròn trịa của tôi khiến cô ngỡ ngàng, sững sờ.
“Giáng sinh năm nay, cô chúc em ngày càng học giỏi và ngoan ngoãn. Cô mong em sẽ là một cô bé can đảm hơn để đối mặt với hiện thực, để tìm được cách giải quyết đúng đắn nhất cho mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong đời người ai cũng phải phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là ta rút ra được kinh nghiệm để sống tốt hơn, chứ không phải là che giấu sai lầm đó đến suốt đời. Hãy dũng cảm lên, em nhé!”
Tôi sững người, chẳng nói được nên lời. Vậy là cô đã biết hết mọi chuyện rồi ư. Da mặt tôi tê rân rân và nóng dần lên vì xấu hổ với cô và với chính bản thân mình. Cảm ơn cô vì đã bao dung, cảm ơn cô vì đã cho tôi những lời khuyên đầy ý nghĩa ấy.
Cứ đến ngày này, ngày Nhà giáo Việt Nam thiêng liêng 20/11, lòng tôi lại đau đớn nhớ đến cái ngày đó…, cũng là ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng là ngày tôi nhận được tin cô giáo chủ nhiệm kính yêu của tôi, người cô mà tôi chưa kịp xin lỗi, đã ra đi mãi mãi.
Năm ấy tôi học lớp 7, cô giáo chủ nhiệm của tôi, người cô mà tôi hằng kính trọng bằng cả trái tim, cô chỉ có bốn mươi mấy tuổi. Bốn mươi mấy ấy nhỉ? Tôi cũng không nhớ nữa, chỉ nhớ cô có một khuôn mặt hiền hậu và sự dịu dàng cùng tấm lòng bao dung rất lớn. Cô luôn luôn truyền cho chúng tôi những tình cảm tốt đẹp nhất, khai sáng tâm hồn chúng tôi. Cô còn rất tận tình giúp đỡ những bạn học kém và luôn động viên tất cả học sinh phải nỗ lực hơn nữa. Có lẽ vì vậy mà trong cả học kỳ một, tôi luôn là một học sinh xuất sắc của lớp. Đó là vì, như bao bạn học sinh khác, tôi luôn có cô ở bên, cô giáo Hoài Thương của chúng tôi.
Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bước qua học kỳ hai, cô thường xuyên nghỉ dạy vì bị bệnh tim. Tôi không còn được nhận những sự chỉ dạy của cô nên càng ngày tôi càng sút kém trong học tập. Cứ từ từ, từ từ, tôi mất dần đi những kiến thức căn bản nhất. Tôi cảm thấy chán nản, không còn coi trọng việc học nữa. Và rồi, cái ngày ấy đã đến, cái ngày tôi trượt vào lỗi lầm không thể quên.
Hôm ấy, tôi bình thản bước vào trường thì gặp mấy cậu bạn học cũ. (Chúng tôi cùng học một lớp tiểu học với nhau, giờ cùng học một trường cấp hai, nhưng chúng học khác lớp tôi). Vừa thấy tôi, chúng liền hỏi:
_ Minh, đi chơi không? Tụi này bao cho!
Tôi ngỡ ngàng:
_ Đi chơi ở đâu? Thôi, đi thì phải cúp học ở trường mất. Nghỉ học, tớ sợ lắm!
_ Chơi điện tử chứ đâu! Lâu lâu cúp học một buổi có sao đâu nào!
Mấy đứa bạn xúm vào thuyết phục. Lúc này trong đầu tôi bao nhiêu suy nghĩ đối chọi nhau: “Thôi, lâu lâu đi có sao đâu!”, “Đi mà ba biết thế nào cũng no đòn cho xem!” Hai ý nghĩ ấy cứ cấu xé nhau làm đầu tôi như muốn vỡ tung ra. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng nghe theo lời thuyết phục hấp dẫn của mấy đứa bạn. Cả ngày hôm đó, tôi đi chơi rất vui vẻ. Hình ảnh của cô, của ba, của lớp học,… tất cả đều tan biến hết. Tôi không còn thời gian để nghĩ đến hậu quả của sự việc. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Ngày hôm sau, vừa vào lớp, cô đã gọi tôi lên để hỏi tại sao nghỉ học ngày hôm qua. Lúc đó tôi rất sợ hãi, tim đập thình thịch, tưởng chừng như muốn vỡ tung trong lồng ngực. Dù rất sợ, tôi vẫn cố bình thản trả lời cô là nhà có việc bận nên nghỉ. Lúc đó, đôi mắt nhỏ bé của tôi nhìn vào mắt cô, tôi có thể cảm nhận được điều gì đó rất lạ trong mắt cô. Linh cảm cho tôi biết là cô đã biết rằng tôi nói dối. Và rồi cả ngày hôm sau, tôi cứ bị ám ảnh mãi về những điều cô nói. Tôi tự hỏi mình trả lời cô thế có đúng không và có ổn không. Nhưng rồi tôi tặc lưỡi: “Mọi việc đã qua rồi, hãy cứ để nó qua đi, đằng nào cô cũng đâu có truy cứu.” Những ý nghĩ ấy đã giúp tôi cảm thấy bình tĩnh hơn. Rồi chuyện gì đến thì nó phải đến. Cuối giờ, cô yêu cầu tôi viết một bản tường trình về việc nghỉ học của mình và đưa cho phụ huynh ký. Tôi lạnh hết cả xương sống khi nghĩ đến trận đòn nhừ tử của ba mẹ nếu biết mình trốn học. Biết làm sao bây giờ? Một ý nghĩ đen tối và liều lĩnh lóe lên trong đầu tôi: “Phải giả chữ ký thôi, chỉ có giả chữ ký mới may ra thoát được nạn này.” Đâm lao thì phải theo lao! Nghĩ sao làm vậy, ngay tối hôm đó, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà học. Gài thật chặt cửa phòng, tôi loay hoay ngồi tập chữ ký của ba. Cuối cùng thì tôi cũng thành công, nói đúng hơn là chỉ thành công dưới con mắt nhỏ bé của tôi. Điều đó được chứng minh khi tôi đưa bản tường trình cho cô. Lúc nhìn thấy bản tường trình, đôi mày cô cau lại, những vết hằng trên trán cũng sâu hơn. Cô từ từ đặt bản tường trình xuống và nhìn tôi:
_ Minh, đây có phải là chữ ký của ba em không?
Câu hỏi của cô khiến hơi thở của tôi nóng lên, sống mũi của tôi cay cay, nước mắt tôi chỉ chực ùa ra. Tôi chỉ muốn nói thật to với cô rằng: “Cô ơi, em biết lỗi của em rồi!” Nhưng tôi đã kịp nén lại. Nếu tôi khóc tức là tôi đã nhận mình có lỗi. Tôi mà nhận lỗi với cô thì sau đó chắc chắn sẽ là một trận đòn của ba. Lấy hết can đảm, tôi từ từ ngước nhìn cô. Khuôn mặt của cô khi ấy ánh lên một niềm hy vọng nào đó, chắc là cô đang rất hy vọng tôi sẽ trả lời thành thật.
_ Thưa cô, đây… đây chính là chữ ký của ba em!
Khuôn mặt đầy hy vọng, chờ đợi của cô như tan biến, nhường chỗ cho sự thất vọng đang lộ rõ trong đôi mắt cô. Càng nhìn đôi mắt ấy, tôi lại càng đau đớn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm để nói ra sự thật.
Cô nhẹ nhàng:
_ Thôi được rồi, em về chỗ đi!
Vừa nghe câu đó, tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng sự yên tâm đó chẳng kéo dài được lâu. Chiều đó, cô nói tôi mời phụ huynh vào cho cô gặp. Bấy giờ, tôi mới “hồn lìa khỏi xác”. Chân tay tôi như rời ra từng mảnh, tôi không còn đủ sức lực để bước ra khỏi cánh cửa kia, để mời ba tôi vào. Nhưng tôi thật sự không còn lựa chọn nào khác.
Ba và cô đã nói chuyện gần mười lăm phút rồi. Chỉ có gần mười lăm phút nhưng tôi cảm tưởng như đã vài tiếng trôi qua vậy. Tôi đứng ngồi không yên, thấp thỏm, sợ hãi đến khôn cùng. Cuối cùng, ba tôi cũng bước ra. Ba không nói gì cả, không la cũng chẳng mắng. Khuôn mặt ba trông rất buồn. Ba lặng đi, nhìn tôi một lát rồi nói:
_ Con hãy suy nghĩ về những việc làm của mình đi. Ba bất ngờ và buồn về con quá!
Suốt đêm hôm ấy, tôi không tài nào chợp mắt được. Việc tôi gây ra làm không khí cả nhà buồn bã, trầm lặng hẳn. Tôi cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Càng nghĩ tôi càng thấy ăn năn, hối hận. Ba ơi, giá mà ba đánh con thật đau! Cô ơi, giá mà cô mắng con thật nhiều! Nếu được như thế thì con không phải day dứt, ân hận thế này. Ba mẹ và cô đã tin con nhiều đến thế, vậy mà con lại… Ngày mai, ngày 20/11, tôi sẽ nói với cô rằng: “Cô ơi, em xin lỗi cô nhiều lắm!”
Rồi một đêm dài đầy mệt mỏi và dằn dặt cũng qua đi. Ánh bình minh đã ló dạng, tôi bước vào trường nhưng trong lòng vẫn cảm thấy nặng nề vì chưa nói được lời xin lỗi cô. Thế rồi, tôi đâu có ngờ chính sáng hôm ấy, buổi sáng mà người học trò đầy mặc cảm tội lỗi như tôi mong chờ được gặp cô để nói lời xin lỗi bằng cả tấm lòng, thì một tin sét đánh đã xé nát lòng tôi. Đêm hôm qua, cô tôi đã ra đi. Một cơn đau tim đột ngột đã cướp đi mạng sống của cô tôi, khiến cô vĩnh viễn không bao giờ có thể nghe tôi nói lời xin lỗi được nữa.
Buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong niềm hân hoan. Không khí sôi động của buổi lễ kỷ niệm trọng đại này dần nhường lại cho không gian yên ắng đến lạ kỳ. Lúc này, sân trường chỉ còn lác đác một vài học sinh ngồi đó để chờ ba mẹ đến rước. Ba tôi hôm nay lại đến muộn. Tôi lắng nghe tiếng chim sẻ ríu rít cả một khoảnh sân. Một mình bên chiếc ghế đá, tôi bỗng nhớ lại một kỉ niệm xưa, thời mà tôi còn là cậu học sinh lớp năm trường Nguyễn Đình Chiểu, kỷ niệm về cô giáo của tôi ngày đó.
Tôi vẫn nhớ, khi còn học tiểu học, môn Toán của tôi rất khá. Điểm số của tôi luôn rực rỡ những con chín, mười tuyệt đẹp. Tôi luôn dẫn đầu lớp về điểm số. Tôi tự hào và hãnh diện về mình lắm. Trong tâm trí của cô chủ nhiệm đáng kính, của cha mẹ tôi, tôi hiện lên trong hình ảnh một học sinh giỏi, một đứa con ngoan. Chính vì những nhận thức, đánh giá bản thân quá mức đó, tôi đâm ra chủ quan và xem thường mọi thứ. Không biết từ bao giờ, tôi không chăm chỉ làm bài tập Toán cô cho nữa. Tôi ham mê đọc truyện tranh và thỉnh thoảng chỉ làm một số bài toán khó. Ở trên lớp, tôi chẳng còn chăm chú nghe giảng hay tập trung làm bài. Tôi ngập trong sự chủ quan, kiêu hãnh và bê trễ cho đến một ngày kia… Kỳ kiểm tra học kỳ một đã đến, tôi bước vào phòng thi với bao niềm phấn khích và tràn đầy tự tin. “Thế nào mình cũng đạt điểm mười lần này thôi, như bao lần khác ấy mà.” Nhưng mọi chuyện lại không như tôi muốn. Tôi bị sụp ngã ngay từ những câu đầu. Đó là những câu hỏi lý thuyết và bài tập rất căn bản, nhưng do không học bài nên tôi không biết cách làm. Mặt tôi lấm tấm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch, đầu óc tôi rối bời, chẳng còn có thể tập trung tính toán nữa. Tôi tự hỏi mình phải xoay sở thế nào đây. Bước ra khỏi phòng thi, tôi như người mất hồn. Những ngày sau đó, tôi vẫn không sao quên được nỗi lo sợ ám ảnh trong phòng thi hôm ấy. Và điều gì đến rồi cũng đến…
Hôm phát bài thi môn Toán, khuôn mặt cô tôi có vẻ đượm buồn. Tôi lặng người với ý nghĩ rằng cô buồn vì kết quả bài thi của tôi. Quả không sai, khi bài thi môn Toán được chuyền đến tay tôi, tôi không thể bình tĩnh được nữa. Trời ơi! Con “năm” to đùng cùng những vệt đỏ đầy kín cả bài thi. Đây có phải là sự thật không vậy? Tôi đã bị điểm kém môn Toán, môn học sở trường của tôi. Tôi thấy bế tắc vô cùng. Kết quả này rồi sẽ được đưa đến tay cha mẹ, cha mẹ sẽ nghĩ sao đây: thất vọng và mất hết hy vọng về tôi, đứa con trai duy nhất của cả gia đình. Cha mẹ luôn đặt niềm tin vào tôi, luôn tự hào mỗi khi nhắc đến tôi. Cha mẹ ơi, con có lỗi với cha mẹ nhiều lắm! Chưa hết nữa, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây? Chúng bạn sẽ mỉa mai, chế giễu tôi suốt ngày. Trong phút chốc, tôi bỗng đánh mất mình. Một ý nghĩ dại khờ chợt lóe lên trong tôi vào giờ tan học hôm ấy. Cô đã để quên phiếu điểm trên bàn. Khi ấy, cả lớp về hết, chỉ còn Nam và tôi ở lại. Nam là một học sinh yếu của lớp về môn Toán. Tôi liền bàn bạc với Nam và dụ nó lên trên bàn giáo viên sửa điểm cho hai đứa. Chuyện này sẽ được giữ bí mật giữa hai đứa mà thôi.
Sau ngày hôm đó, vào thứ hai đầu tuần, cô đã phát hiện ra chuyện đó. Trịnh trọng và nghiêm khắc, cô hỏi cả lớp rằng ai đã sửa điểm cho tôi và Nam. Do lúng túng và sợ hãi, Nam đứng lên nhận lỗi và cúi mặt xuống. Giọng cô buồn bã hỏi Nam:
_ Tại sao em sửa điểm giúp bạn?
Nam không trả lời mà chỉ cúi xuống, thỉnh thoảng liếc sang nhìn tôi. Tôi bối rối và hoang mang vô cùng. Tôi phải làm sao đây? Tại sao tôi lại hành động như thế, một hành động thật xấu xa và hèn nhát? Tại sao tôi không nghĩ đến hậu quả sau này mà chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt? Cha mẹ, thầy cô, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây: một học sinh cá biệt, luôn toan tính những điều xấu xa cốt để đạt được điểm cao ư? Một đứa trẻ khi phạm sai lầm lần đầu tiên sẽ làm người ta có thành kiến mãi. Thế thì còn gì là lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của tôi nữa. Tôi hối hận và xấu hổ vô cùng. Bằng tất cả lòng can đảm, tôi đứng dậy và nhận lỗi với cô mà nước mắt rơm rớm. Mặt tôi xanh xao, môi run run bần bật, tay chân không thể cử động được. Bằng tất cả lòng khoan dung, độ lượng, cô đã cân nhắc rất nhiều và chấp nhận tha thứ cho tôi. Tuy nhiên, cô đã cảnh cáo tôi trước lớp. Cuối buổi học hôm ấy, cô đã gọi tôi lại và nói:
_ Em đã chứng tỏ được sự ăn năn của mình bằng cách nhận lỗi. Em đã cho cô thấy rằng em là người luôn muốn vươn lên, luôn muốn phục hồi danh dự cho mình, dù điều đó đã khiến em nhận điểm xấu. Em phải luôn cố gắng học và hãy nhớ rằng: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Khi về nhà, tôi đã thú thật với ba mẹ những chuyện đã xảy ra và cầu mong được tha thứ. Ba tôi chẳng nói gì cả, chỉ thỉnh thoảng lại thở dài. Tôi thoáng thấy ánh mắt đượm buồn của mẹ. Mẹ ân cần dạy tôi:
_ Con ơi, con người ai cũng một lần phạm lỗi trong đời. Con biết lỗi và tự nhận lỗi là một điều tốt. Lần này ba mẹ tha thứ cho con. Nhưng con phải chăm chỉ học tập và không được làm như thế nữa.
Tôi gật đầu, khuôn mặt tỏ ra sung sướng đến không nói nên lời. Kể từ hôm đó, tôi phấn đấu hết mình trong học tập, vào lớp thì chăm chú nghe cô giảng bài, về nhà thì hoàn thành đầy đủ bài tập cô cho và còn dành thời gian tìm thêm những bài tập khó đề giải nữa.
Trải qua sự việc ấy, đến bây giờ, nó vẫn còn là bài học đáng nhớ và kỉ niệm khó phai trong cuộc đời tôi. Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp Chín. Bốn năm đã trôi qua rồi, cô giáo chủ nhiệm lớp Năm kính yêu của tôi giờ này có còn dạy ở ngôi trường cũ không? Gửi gió, gửi mây, hãy mang giúp tôi những lời ăn năn chân thành nhất đến cô. Cô ơi, kỉ niệm sẽ mãi in sâu trong em, luôn bên cạnh nhắc nhở em không được phạm sai lầm đó thêm một lần nào nữa. Khi đó, cô có thật sự tha thứ cho em không?
Tiếng bước chân người và những lời chuyện trò chợt cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi lặng thầm trong phút chốc và cất bước ra về, trong lòng vẫn lâng lâng kỷ niệm đã qua. Chính nhờ nó, tôi đã hiểu được lòng trung thực của một con người quý giá đến nhường nào. Trong tôi bỗng có một mong muốn tha thiết: ngày hôm nay, 20/11, tôi sẽ cùng những đứa bạn thân hồi tiểu học trở về trường xưa thăm cô. Tôi tin rằng ba tôi sẽ ủng hộ ý định này của tôi. Trong phút chốc, tôi thấy mình như đang đứng giữa sân trường tiểu học năm xưa, xung quanh vẫn là cô và bạn bè ngày xưa ấy. Chúng tôi nói cười rôm rả với nhau. Tôi thấy ấm lòng lạ khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên gương mặt nhân hậu dịu dàng của cô tôi. Ôi, yêu sao những kỷ niệm dấu yêu một thời!
Cứ đến ngày này, ngày Nhà giáo Việt Nam thiêng liêng 20/11, lòng tôi lại đau đớn nhớ đến cái ngày đó…, cũng là ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng là ngày tôi nhận được tin cô giáo chủ nhiệm kính yêu của tôi, người cô mà tôi chưa kịp xin lỗi, đã ra đi mãi mãi.
Năm ấy tôi học lớp 7, cô giáo chủ nhiệm của tôi, người cô mà tôi hằng kính trọng bằng cả trái tim, cô chỉ có bốn mươi mấy tuổi. Bốn mươi mấy ấy nhỉ? Tôi cũng không nhớ nữa, chỉ nhớ cô có một khuôn mặt hiền hậu và sự dịu dàng cùng tấm lòng bao dung rất lớn. Cô luôn luôn truyền cho chúng tôi những tình cảm tốt đẹp nhất, khai sáng tâm hồn chúng tôi. Cô còn rất tận tình giúp đỡ những bạn học kém và luôn động viên tất cả học sinh phải nỗ lực hơn nữa. Có lẽ vì vậy mà trong cả học kỳ một, tôi luôn là một học sinh xuất sắc của lớp. Đó là vì, như bao bạn học sinh khác, tôi luôn có cô ở bên, cô giáo Hoài Thương của chúng tôi.
Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bước qua học kỳ hai, cô thường xuyên nghỉ dạy vì bị bệnh tim. Tôi không còn được nhận những sự chỉ dạy của cô nên càng ngày tôi càng sút kém trong học tập. Cứ từ từ, từ từ, tôi mất dần đi những kiến thức căn bản nhất. Tôi cảm thấy chán nản, không còn coi trọng việc học nữa. Và rồi, cái ngày ấy đã đến, cái ngày tôi trượt vào lỗi lầm không thể quên.
Hôm ấy, tôi bình thản bước vào trường thì gặp mấy cậu bạn học cũ. (Chúng tôi cùng học một lớp tiểu học với nhau, giờ cùng học một trường cấp hai, nhưng chúng học khác lớp tôi). Vừa thấy tôi, chúng liền hỏi:
_ Minh, đi chơi không? Tụi này bao cho!
Tôi ngỡ ngàng:
_ Đi chơi ở đâu? Thôi, đi thì phải cúp học ở trường mất. Nghỉ học, tớ sợ lắm!
_ Chơi điện tử chứ đâu! Lâu lâu cúp học một buổi có sao đâu nào!
Mấy đứa bạn xúm vào thuyết phục. Lúc này trong đầu tôi bao nhiêu suy nghĩ đối chọi nhau: “Thôi, lâu lâu đi có sao đâu!”, “Đi mà ba biết thế nào cũng no đòn cho xem!” Hai ý nghĩ ấy cứ cấu xé nhau làm đầu tôi như muốn vỡ tung ra. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng nghe theo lời thuyết phục hấp dẫn của mấy đứa bạn. Cả ngày hôm đó, tôi đi chơi rất vui vẻ. Hình ảnh của cô, của ba, của lớp học,… tất cả đều tan biến hết. Tôi không còn thời gian để nghĩ đến hậu quả của sự việc. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Ngày hôm sau, vừa vào lớp, cô đã gọi tôi lên để hỏi tại sao nghỉ học ngày hôm qua. Lúc đó tôi rất sợ hãi, tim đập thình thịch, tưởng chừng như muốn vỡ tung trong lồng ngực. Dù rất sợ, tôi vẫn cố bình thản trả lời cô là nhà có việc bận nên nghỉ. Lúc đó, đôi mắt nhỏ bé của tôi nhìn vào mắt cô, tôi có thể cảm nhận được điều gì đó rất lạ trong mắt cô. Linh cảm cho tôi biết là cô đã biết rằng tôi nói dối. Và rồi cả ngày hôm sau, tôi cứ bị ám ảnh mãi về những điều cô nói. Tôi tự hỏi mình trả lời cô thế có đúng không và có ổn không. Nhưng rồi tôi tặc lưỡi: “Mọi việc đã qua rồi, hãy cứ để nó qua đi, đằng nào cô cũng đâu có truy cứu.” Những ý nghĩ ấy đã giúp tôi cảm thấy bình tĩnh hơn. Rồi chuyện gì đến thì nó phải đến. Cuối giờ, cô yêu cầu tôi viết một bản tường trình về việc nghỉ học của mình và đưa cho phụ huynh ký. Tôi lạnh hết cả xương sống khi nghĩ đến trận đòn nhừ tử của ba mẹ nếu biết mình trốn học. Biết làm sao bây giờ? Một ý nghĩ đen tối và liều lĩnh lóe lên trong đầu tôi: “Phải giả chữ ký thôi, chỉ có giả chữ ký mới may ra thoát được nạn này.” Đâm lao thì phải theo lao! Nghĩ sao làm vậy, ngay tối hôm đó, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà học. Gài thật chặt cửa phòng, tôi loay hoay ngồi tập chữ ký của ba. Cuối cùng thì tôi cũng thành công, nói đúng hơn là chỉ thành công dưới con mắt nhỏ bé của tôi. Điều đó được chứng minh khi tôi đưa bản tường trình cho cô. Lúc nhìn thấy bản tường trình, đôi mày cô cau lại, những vết hằng trên trán cũng sâu hơn. Cô từ từ đặt bản tường trình xuống và nhìn tôi:
_ Minh, đây có phải là chữ ký của ba em không?
Câu hỏi của cô khiến hơi thở của tôi nóng lên, sống mũi của tôi cay cay, nước mắt tôi chỉ chực ùa ra. Tôi chỉ muốn nói thật to với cô rằng: “Cô ơi, em biết lỗi của em rồi!” Nhưng tôi đã kịp nén lại. Nếu tôi khóc tức là tôi đã nhận mình có lỗi. Tôi mà nhận lỗi với cô thì sau đó chắc chắn sẽ là một trận đòn của ba. Lấy hết can đảm, tôi từ từ ngước nhìn cô. Khuôn mặt của cô khi ấy ánh lên một niềm hy vọng nào đó, chắc là cô đang rất hy vọng tôi sẽ trả lời thành thật.
_ Thưa cô, đây… đây chính là chữ ký của ba em!
Khuôn mặt đầy hy vọng, chờ đợi của cô như tan biến, nhường chỗ cho sự thất vọng đang lộ rõ trong đôi mắt cô. Càng nhìn đôi mắt ấy, tôi lại càng đau đớn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm để nói ra sự thật.
Cô nhẹ nhàng:
_ Thôi được rồi, em về chỗ đi!
Vừa nghe câu đó, tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng sự yên tâm đó chẳng kéo dài được lâu. Chiều đó, cô nói tôi mời phụ huynh vào cho cô gặp. Bấy giờ, tôi mới “hồn lìa khỏi xác”. Chân tay tôi như rời ra từng mảnh, tôi không còn đủ sức lực để bước ra khỏi cánh cửa kia, để mời ba tôi vào. Nhưng tôi thật sự không còn lựa chọn nào khác.
Ba và cô đã nói chuyện gần mười lăm phút rồi. Chỉ có gần mười lăm phút nhưng tôi cảm tưởng như đã vài tiếng trôi qua vậy. Tôi đứng ngồi không yên, thấp thỏm, sợ hãi đến khôn cùng. Cuối cùng, ba tôi cũng bước ra. Ba không nói gì cả, không la cũng chẳng mắng. Khuôn mặt ba trông rất buồn. Ba lặng đi, nhìn tôi một lát rồi nói:
_ Con hãy suy nghĩ về những việc làm của mình đi. Ba bất ngờ và buồn về con quá!
Suốt đêm hôm ấy, tôi không tài nào chợp mắt được. Việc tôi gây ra làm không khí cả nhà buồn bã, trầm lặng hẳn. Tôi cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Càng nghĩ tôi càng thấy ăn năn, hối hận. Ba ơi, giá mà ba đánh con thật đau! Cô ơi, giá mà cô mắng con thật nhiều! Nếu được như thế thì con không phải day dứt, ân hận thế này. Ba mẹ và cô đã tin con nhiều đến thế, vậy mà con lại… Ngày mai, ngày 20/11, tôi sẽ nói với cô rằng: “Cô ơi, em xin lỗi cô nhiều lắm!”
Rồi một đêm dài đầy mệt mỏi và dằn dặt cũng qua đi. Ánh bình minh đã ló dạng, tôi bước vào trường nhưng trong lòng vẫn cảm thấy nặng nề vì chưa nói được lời xin lỗi cô. Thế rồi, tôi đâu có ngờ chính sáng hôm ấy, buổi sáng mà người học trò đầy mặc cảm tội lỗi như tôi mong chờ được gặp cô để nói lời xin lỗi bằng cả tấm lòng, thì một tin sét đánh đã xé nát lòng tôi. Đêm hôm qua, cô tôi đã ra đi. Một cơn đau tim đột ngột đã cướp đi mạng sống của cô tôi, khiến cô vĩnh viễn không bao giờ có thể nghe tôi nói lời xin lỗi được nữa.