Ứng dụng của công nghệ tế bào là
A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống.
C. nhân bản vô tính.
D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính.
Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.
B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C. Nhân bản vô tính ở động vật.
D. Tạo động vật biến đổi gen.
Trong các ứng dụng sau, đâu là một trong những ứng dụng của công nghệ gen?
A. Nhân bản vô tính ở động vật.
B. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
C. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
D. Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở:
A. Vật nuôi
B. Vi sinh vật
C. Vật nuôi và vi sinh vật.
D. Cây trồng
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào, tại sao?
- Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
trình bày quy trình cụ thể của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm (thực vật) và phương pháp nhân bản vô tính ở động vật
a. Tự thụ phấn bắt buộc ở một giống cây giao phấn có kiểu gen AaBbDd qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng gì? Giải thích. Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra.
b. Trong chọn giống vật nuôi và cây trồng, người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai?
Câu 3: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp :
A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
B. cấy truyền phôi
C. chuyển gen từ vi khuẩn
D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo
Trình bày quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng. Hãy nêu ưu điểm, triển vọng của phương pháp này.