Cho các nhận xét:
(1) Dung dịch H2SO4 đặc nóng có tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh,dung dịch HCl có tính axit mạnh và tính khử mạnh.
(2) Phân tử SO2 có khả năng làm mất màu nước brom.
(3) Hiđro sunfua khi tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo hai muối.
(4) Hiđropeooxit (H2O2) là chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(5) O2 và O3 đều cóa tính oxi hóa mạnh,nhưng tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.
Số nhận xét đúng:
A.2
B.3
C.4
D.5
Cho biết phương trình hóa học:
H2SO4 (đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O
Câu nào diễn tả không đúng tính chất các chất?
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử
B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
C. H2SO4 oxi hóa hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.
D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Axit sunfuric loãng có tính chất chung của axit mạnh. B. Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh và hấp thụ nước mạnh. C. Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước. D. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, người ta phải rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.
Khẳng định nào sau đây là đúng
A. SO2 có tính oxi hóa mạnh B. SO2 có tính khử mạnh
C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. SO2 không thể hiện tính oxi hóa, không có tính khử
Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:
Các chất | Tính chất của chất |
A. S | a) chỉ có tính oxi hóa |
B. SO2 | b) chỉ có tính khử |
C. H2S | c) có tính oxi hóa và tính khử |
D. H2SO4 | d) chất khí, có tính oxi hóa và tính khử |
e) Không có tính oxi hóa và tính khử |
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. Phản ứng (1) : SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2) : SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (2) : SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. Phản ứng (1) : Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) : H2S là chất khử.
Cho các phát biểu sau:
1. Bán kính của S lớn hơn bán kính F.
2. Tính khử và tính oxi hóa của HBr đều mạnh hơn HF.
3. Có 2 HX ( X: halogen ) có thể điều chế bằng cách cho NaX tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc.
4. Tính khử của I- mạnh hơn F-.
5. Trong công nghiệp, người ta không sản xuất các khí SO2, H2S.
6. Tất cả các halogen đều không có ở dạng đơn chất trong thiên nhiên.
7. Để thu được dung dịch H2SO4, trong công nghiệp, người ta cho nước vào oleum.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
D. Tác dụng mạnh với nước
Cho các phát biểu sau:
(1) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(2) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon.
(3) Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí.
(4) Lưu huỳnh trioxit là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước và tạo thành axit sunfuric.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, khí ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
Phương trình hóa học là: 2O3 → 3O2
Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất