Dưới đây là những nguyên nhân béo phì phổ biến mà bạn cần biết để phòng ngừa nguy cơ béo phì, đảm bảo cho một cơ thể luôn khỏe đẹp:
2.1. Béo phì do ăn uống chưa đúng cáchChế độ ăn uống chính là những yếu tố hàng đầu tác động đến trọng lượng và sức khỏe của chúng ta và đó cũng chính là lý do phổ biến nhất gây ra bệnh béo phì. Những người có chế độ ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… sẽ dẫn tới thừa năng lượng và tích tụ, dần trở thành thừa cân, béo phì.
Béo phì do ăn thực phẩm chế biến sẵn
Lời khuyên dành cho bạn: Hãy áp dụng một chế độ ăn khoa học, hạn chế những loại thực phẩm giàu năng lượng, tốt nhất hãy ăn trái cây và rau quả. Tránh xa những loại bánh ngọt, đồ uống có ga và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
2.2. Béo phì do thường xuyên căng thẳngCó thể bạn chưa biết nhưng sự căng thẳng và lo âu cũng là một trong những “thủ phạm” gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Cụ thể, sự căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cơ thể tạo ra peptit và chính hợp chất này sẽ thúc đẩy việc hình thành các khối mỡ, đặc biệt là những khối mỡ vùng bụng.
Béo phì do thường xuyên căng thẳng
Nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa căng thẳng và béo phì đã cho thấy những kết quả khá rõ ràng. Cùng một chế độ ăn giàu năng lượng nhưng những người hay lo lắng, buồn phiền sẽ có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi những người vui vẻ, lạc quan.
Chuyên gia khuyên bạn: Không nên để sự căng thẳng kéo dài. Nếu stress cần nhanh chóng giải tỏa ngay và vui vẻ trở lại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiểm soát chế độ ăn rất nghiêm ngặt, đặc biệt trong giai đoạn stress. Rất nhiều trường hợp stress đã tìm đến đồ ăn như một phương pháp giải tỏa và dẫn tới béo phì không kiểm soát.
2.3. Béo phì do ăn thực phẩm glutenGluten được cho là nguyên nhân béo phì và cũng chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Những phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, khi nội tiết tố bị mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố sẽ dễ gặp phải tình trạng béo phì do thực phẩm gluten.
Gluten là một loại carbonhydrate khiến cơ thể dễ bị tăng cân và gặp phải một số tình trạng như táo bón, ăn không tiêu, viêm ruột. Gluten là chất có nhiều trong bánh mì, các loại mỳ ống, pizza, hay các loại bánh ngọt,…
Chuyên gia khuyên bạn: Không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa gluten. Đồng thời hãy tập thói quen thường xuyên vận động và hạn chế sử dụng rượu bia.
2.4. Béo phì do tình trạng rối loạn chuyển hóaNhững người có vấn đề về tâm lý hay mắc các bệnh về đường hô hấp dễ bị rối loạn chuyển hóa. Khi bị rối loạn chuyển hóa lipid (do hệ thần kinh và nội tiết tố điều khiển) sẽ khiến cơ thể có xu hướng tích tụ nhiều mỡ và gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, những đối tượng bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên cũng dễ bị thừa cân, béo phì.
Chuyên gia khuyên bạn: Nên có một chế độ ăn khoa học, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, đồng thời giảm lượng tinh bột và hạn chế thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, hãy tăng cường vận động giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc và khỏe mạnh.
2.5. Béo phì do gen di truyềnGen FTO được cho là loại gen gây thèm ăn và tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì. Nếu bố mẹ bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao hơn so với những trường hợp khác.
Chuyên gia khuyên bạn nên vận động mỗi ngày để hạn chế nguy cơ béo phì.
2.6. Béo phì do lười vận độngCơ thể dung nạp thức ăn và tạo ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất. Nếu những năng lượng này không được sử dụng hết nó sẽ hình thành mỡ thừa, tích tụ lại cơ thể và gây béo phì. Chính vì thế, những người lười vận động có nguy cơ rất cao đối với thừa cân, béo phì, đặc biệt ở vùng mông, đùi, bụng.
Lười vận động làm tăng nguy cơ béo phì
Chuyên gia khuyên bạn: Nên tăng cường vận động, tránh ăn khuya, nằm hoặc ngồi ngay sau khi ăn.
Nguyên nhân béo phì rất đa dạng, nhưng nếu duy trì một chế độ ăn khoa học và chăm chỉ vận động, tập luyện thì chắc chắn bạn sẽ có thể phòng tránh được nguy cơ bị thừa cân béo phì.
Nguyên nhân béo phì:
1. Tiền sử gia đình
- Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì.
- Cân nặng lúc sinh: trẻ có cân nặng lúc sinh > 4 kg có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường.
2. Thực phẩm giàu năng lượng
- Thức ăn nhiều chất béo (mỡ, da, phủ tạng, thức ăn chiên xào, quay, thức ăn nhanh) thức ăn thức uống ngọt (chè, bánh kẹo ngọt, nước có đường, trái cây quá ngọt,...).
3. Thiểu năng trí tuệ
- Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có bản năng kiểm soát thói quen ăn uống, nhận biết cảm giác no kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. - - Ngoài ra, khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa, vận động nên thường tìm đến ăn để tự tiêu khiển cho bản thân.
4. Vận động thể lực ít
- Trẻ có lối sống tĩnh tại như ít vận động thể lực, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi game, đọc sách báo,.. thường có thói quen ăn vặt thường tiêu hao nặng lượng ít trong khi thu nạp năng lượng vượt mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng:
1. Bữa ăn nghèo nàn về dưỡng chất
2. Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do bệnh lý đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng, không muốn ăn
3. Có nhiều rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác