Một dây dẫn kim loại có điện trở là R bị cắt thành 2 đoạn bằng nhau, rồi được mắc song song với nhau thì điện trở tương đương của nó là 10W. Giá trị của R bằng bao nhiêu
Cho ba đoạn dây dẫn có điện trở R giống nhau, mắc với nhau thành hình tam giác đều như hình vẽ. Đặc vào hai đầu AC một hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch là
A. R
B. 1,5R
C. 2R/3
D. 3R
Đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp xoay chiều cho hình vẽ. Đặt điện áp đó vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây thuần cảm L, điện trở thuần R, tụ điện C = 1 2 π mF mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn dây L và hai đầu tụ điện bằng nhau và bằng một nửa trên điện trở R. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó là
A. 250W
B. 360 W
C. 200W
D. 150W
Đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp xoay chiều cho như hình vẽ. Đặt điện áp đó vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây thuần cảm L, điện trở thuần R, tụ điện C = 1 2 π mF mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn dây L và hai đầu tụ điện bằng nhau và bằng một nửa trên điện trở R. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó là
A. 720 W
B. 180 W
C. 360 W
D. 560 W
Một dây dẫn bọc men cách điện, đặt vào hai đầu nó một hiệu điện thế không đổi U thì cường độ dòng điện chạy qua dây là I. Cắt dây này thành hai phần giống nhau, nối hai đầu chúng lại để tạo thành đoạn mạch song song rồi nối mạch với hiệu điện thế không đổi U nói trên. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi nửa đoạn dây bằng
A. I/4
B. I
C. I/8
D. 2I
Để xác định giá trị của điện trở thuần R, điện dung C của một tụ điện và độ tự cảm L của một cuộn dây thuần cảm, người ta ghép nối tiếp chúng thành đoạn mạch RLC rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi. Mỗi giá trị của ω, đo điện áp hai đầu đoạn mạch, cường độ hiệu dụng trong mạch và tính được giá trị tổng trở Z tương ứng. Với nhiều lần đo, kết quả được biểu diễn bằng một đường xu hướng như hình vẽ bên. Từ đường xu hướng ta có thể tính được các giá trị R, L và C. Các giá trị đó gần với những giá trị nào sau đây nhất
A. R = 9 Ω; L = 0,25 H; C = 9 μF
B. R = 25 Ω; L = 0,25 H; C = 4 μF
C. R = 9 Ω; L = 0,9 H; C = 2,5 μF
D. R = 25 Ω; L = 0,4 H; C = 2,5 μF
Dòng điện chạy qua một vòng dây dẫn tại 2 điểm A và B. Dây dẫn tạo nên vòng dây là đồng chất, tiết diện đều và có điện trở R = 25 ( Ω ) .
a) Tính điện trở tương đương khí mắc mạch điện vào A, B
b) Tìm để điện trở của vòng dây bằng 4W.
c) Tìm để điện trở của vòng dât là lớn nhất.
Trong một hộp kín X. Có mạch điện được ghép bởi các điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị R 0 . Người ta đo điện trở giữa 2 đầu dây ra 2 và 4 cho ta kết quả là R 24 = 0. Sau đó lần lượt đo điện trở của các cặp đầu dây ra còn lại cho ta kết quả là R 12 = R 14 = R 23 = R 34 = 5 R 0 3 , R 13 = 2 R 0 3 . Bỏ qua điện trở dây nối. Hãy xác định cách mắc đơn giản nhất các điện trở trong hộp kín trên
Trong hình vẽ, từ trường đều có phương ngang, cảm ứng từ B = 0,5T có chiều như hình vẽ. Hai thanh xx', yy' dẫn điện song song, cách nhau 20cm trong mặt phẳng thẳng đứng. Hai đầu x, y được nối với một nguồn điện có suất điện động E = 12V, điện trở trong r = 1Ω. Đoạn dây MN nằm ngang, hai đầu M và N tiếp xúc và có ma sát không đáng kể với hai thanh xx', yy'. Cho biết MN không chuyển động. Bỏ qua điện trở của đoạn dây MN, xx'; yy' và các chỗ tiếp xúc. Lấy g = 10 m / s 2 . Khối lượng của thanh MN là
A.120g
B. 12g
C. 24g
D. 240g