“Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo bảo phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”
Ai trong mỗi chúng ta khi sinh ra đều có quê hương của riêng mình, một quê hương nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi có những người thân yêu của của chúng ta. Dù đi đâu làm gì quê hương vẫn là hai tiếng ngọt ngào trong tim ta.
Quê hương là nơi ấm êm, là mảnh đất đầu tiên khi chúng ta chào đời biết tới. Nó thường gắn liền với gia đình, người thân của chúng ta, gắn liền với những kỷ niệm của một tuổi thơ dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ
Quê hương, chỉ cần nghe hai tiếng thân thương đó thôi trong mỗi con người chúng ta đều cảm thấy thiêng liêng, cao cả. Tình yêu quê hương đất nước luôn hiện hữu trong mỗi người con chúng ta, chảy trong huyết quản chúng ta. Yêu quê hương chúng ta cần thể hiện nó bằng những hành động cụ thể .
Là một học sinh thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bạn cần chăm chỉ học tập, kiên trì sáng tạo để tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức sau này sẽ trở thành một người có ích cho xã hội. Bạn có thể đem những kiến thức mà mình đã học để làm giàu cho quê hương đất nước
Là một thành viên trong xã hội bạn cần hành động ứng xử sao cho đúng chuẩn mực đạo đức, không nên phá làng, phá trường phá lớp, là một đứa trẻ hư không vâng lời thầy cô cha, mẹ
Khi trưởng thành chúng ta cần phải tuân thủ pháp luật, thực hiện mọi hành vi đúng chuẩn mực đạo đức pháp luật, không làm gì trái lương tâm, vi phạm đạo đức. Cống hiến sức lực của mình trở thành một người tốt, có ích cho xã hội như thế chính là yêu quê hương đất nước của mình.
Yêu quê hương đất nước là khi đất nước phát triển bạn là người dám xông pha đi tới những nơi địa đầu tổ quốc xây dựng cuộc sống mới, xóa đói giảm nghèo, truyền dậy những con chữ… Theo đúng như lời bác Hồ dạy “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Chúng ta đang là thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước. Quê hương, đất nước của chúng ta có giàu mạnh, phồn vinh tươi đẹp hay không phụ thuộc vào thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đang sống và phấn đấu như thế nào.
Yêu quê hương thì phải có trách nhiệm với những thế hệ cha anh đã đi trước nhưng người đã đổ máu thịt của mình nơi chiến trường, để chúng ta hôm nay có thời gian vui chơi, cắp sách tới trường. Những người chiến sĩ ấy ra đi để lại mẹ già neo đơn. Yêu quê hương chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có thương binh liệt sỹ bằng sức lực tinh thần và vật chất của mình.
Tuy nhiên, trong xã hội hiên nay vẫn còn nhiều người không nhớ tới quê hương, những người được đất nước cho đi học ở nước ngoài nhưng không chịu trở về mà ở lại nước bạn làm việc mang chất xám của mình làm giàu cho nước bạn, thật đáng buồn biết bao. Nhiều người đã quay lưng lại với thế hệ đi trước lãng quên công lao to lớn của họ, mà chỉ biết hưởng thụ cuộc sống bình yên hiện tại
Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình, nếu ai đó trong chúng ta không yêu quê hương mình thì người đó mãi mãi chỉ là một đứa trẻ không thể nào sống đúng như một con người, giống lời bài hát “Quê hương” phổ thơ của tác giả Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
Sẽ không lớn nổi thành người”
Chắc chắn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Ai ai trong đời sống này cũng đều có một quê hương. Quê hương chính là nơi sinh ra và lớn lên, hay là nơi mà ta đã được gắn bó sâu nặng, nơi đó gắn với những kỷ niệm của tuổi thơ như rất đỗi chân thành và mộc mạc biết bao nhiêu. Và cho dù đi đến một nơi phồn hoa đẹp đẽ hơn thì ta cũng không nguôi nhớ về quê hương xưa cũ của ta.
Chắc hẳn ai ai cũng đã tự hỏi rằng tình yêu quê hương là gì? Và ta có thể thấy được tình yêu quê hương đó chính là tình gắn gắn bó, nhưng đồng thời cũng là rất yêu mến, vun đắp, và đó cũng chính là sự dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh. Có thể đó là sự đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó có thể cũng chính là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương được biết đến chính là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, đó cũng chính là những bước đi chập chững, nó dường như cũng đã gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó cũng chính là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó bởi thứ tình cảm như rất đỗi sâu đậm.
Ta có thể thấy được chính tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn luôn như đã mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Ta dường như cũng sẽ thấy được mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, và hộ như cũng đã vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Những biểu hiện của tình yêu quê hương ta có thể nói được là thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Nó còn chính là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, như cũng thật mong chờ biết bao. Đặc biệt hơn đó là khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, và đồng thời cũng là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó không thể nào khác được đó chính là những tình cảm xuất phát từ tim.
Ta cũng như đã thấy được chính tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, nó như là tình yêu với làng xóm hay đó cũng chính là tình yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, đôi khi đó cũng chính là tình yêu với gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết, ta có thể nhận thấy được đó cũng chính là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm đang lo toan cuộc sống mưu sinh.
Quê hương dường như cũng đã gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về quê hương của mình.
Có thể thấy được rằng khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay dường như cũng đã được đẩy mạnh. Thực tế cũng đã cho thấy được chính tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, và trong họ cũng xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, hay là những công việc làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Tất cả điều đó dường như đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Chúng ta có thể thấy được chính tình yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương. Và đó cũng còn chính là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy được biết là một trách nhiệm không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, nếu như hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ dường như cũng đã đi xa lập nghiệp và chính họ dường như cũng đã quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ được xem là “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Qủa thực rằng chính những điều này thật đáng buồn. Đúng như người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Có lẽ vậy mà chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Thật vậy! Dường như mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về tìm về nơi yên bình cho chính chúng ta. Ở mỗi một lứa tuổi thì tình yêu quê hương như cũng được thể hiện khác. Còn các bạn trẻ thì hãy học tập tốt, nghe lời cha mẹ giúp đỡ những người xung quanh cũng là một điều thể hiện lòng yêu nước.
Chắc chắn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy, những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ Mới được xem là tiếng nói tinh cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trong chương trình phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, chúng ta chợt nhận ra lòng yêu quê hương có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều.
Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu thương kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vỹ đi vào trí nhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau, cái huyền ảo của bên sông Trăng, bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận sắc thái thiên nhiên hoà hợp quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nho nhỏ, sắc nắng trời chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với "con cò trên ruộng cánh phân vân". Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái mùa thu ở Đây mùa thu tới, một rặng liễu, một sắc "áo mơ phai dệt lá vàng", "nàng trăng tự ngẩn ngơ", những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ, của chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy "thiếu quê hương", chuyển bao tâm sự nỗi niềm của người dân mất nước, khi đối diện Tràng giang, nỗi “sầu trăm ngả" lan toả trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, "sông dài trời rộng bến cô liêu" kết lại thành nỗi niềm "lòng quê dợn dợn vời con nước - không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" gợi dậy tình yêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòng trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm... qua những rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả những bài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê... đều gặp nhau ở một điểm: tình cảm yêu nước kín đáo.
Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: "Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta, như vợ như chồng", mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để "người yêu người, sống để yêu nhau". Tình yêu ấy không hẳn chỉ thế hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng để sau này cống hiến đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn.Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hết phải là yêu thương gắn bó với mảnh đất - con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình.
Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành.
Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...