Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
wang yuan

Nghị luận “Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” (Lev Tolstoi)

Khánh Vy
22 tháng 2 2019 lúc 19:46

Con người có bản năng chinh phục mạnh mẽ bởi vậy trong cuộc sống họ không ngừng tìm tòi, khám phá để làm chủ cuộc sống, thay đổi thế giới. Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh, tuy nhiên một nghịch lí vẫn tồn tại ‘Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”.

“Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển. “Thay đổi chính mình” lại là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã  tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để hoàn thiện bản thân con người cần nỗ lực thay đổi, cải thiện. Câu nói: “ Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” đã chỉ ra sai lầm của con người trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân.

Trong cuộc sống, con người luộn hướng đến những lí tưởng, mục đích cao đẹp để thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới, đây là lí tưởng đúng đắn, đáng được trân trọng nhưng vẫn còn những người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại quên mất thay đổi chính bản thân  mình. Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người, để thay đổi được thế giới, làm được những điều lớn lao, trước hết hãy tự thay đổi chính mình.

Thay đổi thế giới là khát vọng đẹp, cần được khích lệ bởi nó góp phần cải tạo xã hội, đưa con người đến gần hơn với sự văn minh. Khát vọng thay đổi thế giới cũng là khát vọng chung của tất cả con người, chẳng những thế mà chúng ta đi từ thời kì công xã nguyên thủy với lối sống mông muội, bản năng để đưa xã hội tiệm cận với văn minh, đủ đầy cả về vật chất và tinh thần như ngày nay.  Ai cũng có những khát vọng thật lớn lao nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều ấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại này lại nằm ở yếu tố chủ quan của con người. Trong nhiều trường hợp, thấy bại không phải bởi năng lực, không phải bạn chưa cố gắng mà do bạn chưa nhận thức được chính bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

“Con người không ai muốn thay đổi bản thân” bởi không ai muốn thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm và tự phủ định bản thân. Đây là tâm lí thông thường ở mỗi con người nhưng nếu không thay đổi con người sẽ không thể phát triển,  tiến bộ mà mãi giậm chân tại chỗ. Trong quá trình phát triển của mình, để thực hiện được những mục tiêu , lí tưởng cao đẹp, dù không muốn nhưng con người nhất thiết cần tự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về bản thân để khắc phục những khuyết điểm, có ý thức thay đổi để hoàn thiện chính mình.

Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về thái độ và hành động của bản thân trong việc nhìn nhận, thay đổi chính mình. Chỉ khi ta thay đổi được bản thân ta mới có thể thay đổi được thế giới.

1/ Giải thích: (0,5 điểm)

–  Thay đổi thế giới: thay đổi trật tự thế giới cũ để xác lập một trật tự thế giới mới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển.

–  Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã ăn sâu vào gốc rễ của chính mình.

–  Nhiều người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại thường bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người.

=> Câu nói của Lev Tolstoi đưa ra lời khuyên cho mỗi người: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính mình.

2/  Bàn luận: (2,0 điểm)

* “Người người đều muốn thay đổi thế giới”:

– Khát vọng thay đổi thế giới: ước muốn tích cực, tốt đẹp, cần được khích lệ.

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ).

* “Nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”:

–   Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những điểm yếu, phủ định giá trị của bản thân.

–   Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, tự nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế để hoàn thiện chính mình.

–   Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ)

3/ Mở rộng, nâng cao vấn đề: (0,5 điểm)

–  Nhiều người không phê phán, thay đổi bản thân từ đó kéo lùi sự phát triển của lịch sử, xã hội.

–  Cần phải luôn có ý thức phản tính để có thể hoàn thiện chính bản thân mình.

–  Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến

Khánh Vy
22 tháng 2 2019 lúc 19:48

Còn bài tham khảo ngắn hơn đây :

Từ thời xa xưa, sự thay đổi luôn luôn bắt đầu từ mỗi cá nhân. Nếu muốn thay đổi thế giới, trước tiên chúng ta phải thay đổi chính bản thân mình. Khi bàn luận về vấn đề này, Lev Tolstoy đã nói rằng: “Người người ai củng muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”. Con người muốn thay đổi thế giới là muốn xóa bỏ đi những cái cũ, xác lập lại bằng những điều mới mẻ, toàn diện,làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, mọi thứ hoàn hảo hơn, đây là  một ước muốn tích cực, cần phát huy. Nhưng điều ngạc nhiên là ai cũng muốn thay đổi thê giới, nhưng không ai muôn thay đổi chính mình. Thay đổi bản thân là thay đổi những thói quen, tư tưởng, hành động suy nghĩ trước đó của bản thân. Sự thật là vậy, trong chúng ta ai cũng tồn tại một cái “tôi” và chính cái “tôi” quá lớn ấy đã khiến chúng ta trở nên bảo thủ và cố chấp luôn cho bản thân mình đúng. Câu nói của Levl Tolstoy như một lời nhắc nhở mỗi người muốn thay đổi thế giới được theo chiều hướng tốt đẹp thì phải tập thay đổi ở bản thân mình.

1/ Giải thích: (0,5 điểm)

–  Thay đổi thế giới: thay đổi trật tự thế giới cũ để xác lập một trật tự thế giới mới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển.

–  Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã ăn sâu vào gốc rễ của chính mình.

–  Nhiều người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại thường bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người.

=> Câu nói của Lev Tolstoi đưa ra lời khuyên cho mỗi người: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính mình.

2/  Bàn luận: (2,0 điểm)

* “Người người đều muốn thay đổi thế giới”:

– Khát vọng thay đổi thế giới: ước muốn tích cực, tốt đẹp, cần được khích lệ.

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ).

* “Nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”:

–   Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những điểm yếu, phủ định giá trị của bản thân.

–   Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, tự nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế để hoàn thiện chính mình.

–   Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ)

3/ Mở rộng, nâng cao vấn đề: (0,5 điểm)

–  Nhiều người không phê phán, thay đổi bản thân từ đó kéo lùi sự phát triển của lịch sử, xã hội.

–  Cần phải luôn có ý thức phản tính để có thể hoàn thiện chính bản thân mình.

–  Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến


Các câu hỏi tương tự
Bùi Anh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
lan anh
Xem chi tiết
‿✿Kօҟմʂհìҍօ︵❣
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết