nguyenvankhoi196a

nghề y là 1 nghề cao quý. Theo em, người làm nghề y cần có những phẩm chất gì ?

💛Linh_Ducle💛
8 tháng 12 2017 lúc 20:10

Theo em nghề y sẽ phải có 2 yếu tố :+)  Giỏi chữa bệnh để có thể chữa được nhiều bệnh

                                                       +)   Phải có tấm lòng thương người bệnh ,đặc biệt là người bệnh nghèo và nặng

Ps:mik  ko cóp trên mạng đâu nhé

나 재민
8 tháng 12 2017 lúc 20:08
Phải có tài , có đứcPhải có lòng thương yêu bệnh nhân ko sợ chết, ko sợ quyền uy
goku anh vjp
8 tháng 12 2017 lúc 20:08

ko hieu gi het

Aug.21
8 tháng 12 2017 lúc 20:09

Ngành Y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Đó là vốn quý nhất, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành Y phải có phẩm chất đạo đức vị tha, đồng cảm, yêu thương con người, hết mình vì người bệnh… Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” (Thư gửi Hội nghị Quân y tháng 3/1948). Vì vậy, người thầy thuốc không chỉ cần tài năng mà còn đòi hỏi khắt khe về đạo đức hành nghề, về sự hy sinh quên mình cho cộng đồng; cần có lý tưởng, tình yêu nghề nghiệp, để rồi sống chết với nghề. Đó cũng chính là thiên chức cao quý của người làm nghề y.  

Ở nước ta, hầu hết những người làm nghề Y vừa có y thuật, vừa có y đức, nghĩa là “vừa hồng vừa chuyên”; đó là phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người thầy thuốc. Có biết bao thầy thuốc đã không quản khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vẫn hết mình chữa trị, chăm sóc, cứu sống người bệnh, dẫu rằng mức sống của họ vẫn còn túng thiếu. Họ thật xứng đáng là những “lương y như mẹ hiền”. 

Các thế hệ thầy thuốc đi trước đã để lại những tấm gương sáng về y đức, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp y học nước nhà. Thế hệ thầy thuốc hiện nay phải làm sao để xứng đáng với thế hệ đi trước, với sự tôn trọng của nhân dân, để ngành Y luôn được coi trọng, tôn vinh trong xã hội… 

Tuy nhiên, tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến người thầy thuốc và dù ít, dù nhiều cũng làm xói mòn đạo đức của người thầy thuốc. Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy định về y đức, mặc dù chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng đã phần nào làm vẩn đục sự thanh cao của nghề y; làm đau lòng, tổn hại đến danh dự của những ai đã hết lòng cống hiến cho nghề nghiệp cao quý này. Điều đáng lo ngại là tình trạng vi phạm y đức tuy có giảm nhưng xem ra vẫn còn diễn biến tinh vi, phức tạp, mặc dù ngành Y tế đã có nhiều biện pháp quyết liệt. 

Kết quả một cuộc điều tra cho thấy (tham khảo) vi phạm vấn đề y đức với các biểu hiện là: kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng phần trăm hoa hồng; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; thiếu tôn trọng bệnh nhân; lơ là, sao nhãng công việc được giao; gây khó khăn cho bệnh nhân… Nguyên nhân có nhiều nhưng các bác sĩ khi được phỏng vấn đều cho rằng là do lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với nghề nghiệp phải đào tạo công phu, trách nhiệm nặng nề; bệnh nhân quá tải, trình độ không đồng đều giữa các bác sỹ, nên cũng khó tránh khỏi những tiêu cực từ phía bệnh nhân để có được bác sĩ giỏi hơn chữa bệnh cho mình, cho người nhà… Các nguyên nhân nêu lên đều đúng, nhưng suy cho cùng vẫn do phẩm chất của bản thân người thầy thuốc là chính; bởi trong thực tế có biết bao thầy thuốc đã không bị cám dỗ của đồng tiền…

Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành quyết định quy định 12 điều y đức của người làm công tác y tế. Nội dung y đức có nhiều nhưng tựu trung là thái độ của người thầy thuốc với  bệnh nhân, với đồng nghiệp và với cả nghề nghiệp: (1) Với đối tượng phục vụ, người thầy thuốc phải tận tình đem cả tâm và trí hiến dâng cho người bệnh, lấy tâm làm gốc không phân biệt đối xử… (2) Với đồng nghiệp, phải đoàn kết hợp tác chân thành xung quanh người bệnh, sẵn sàng trao đổi và học tập lẫn nhau… (3) Với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, hǎng say, tận tụy với nghề nghiệp; luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn để phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân có hiệu quả…

Vẫn biết rằng, đạo đức thầy thuốc có quan hệ với đạo đức xã hội, khi đạo đức xã hội ngày càng đi lên thì đạo đức ngành y theo đó cũng ngày càng được nâng lên. Ngược lại, khi những mặt tiêu cực, xuống cấp trong đạo đức xã hội ngày càng phổ biến thì liệu đạo đức ngành Y có còn được giữ vững? Đó là vấn đề day dứt, thậm chí bức xúc trong xã hội hiện nay. Vì vậy, để nâng cao vấn đề y đức, thiết nghĩ cần thực nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng một số vấn đề sau đây: 

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân viên y tế nhận thức một cách sâu sắc về ý nghĩa cao quý của nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, từ đó nâng cao trách nhiệm và tình yêu thương chia sẻ với các đối tượng bệnh nhân. Luôn có tinh thần học hỏi nâng cao chuyên môn, trau dồi đạo đức, lối sống, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”. Đối với người bệnh và người dân, cần tuyên truyền sâu rộng về những chế độ chính sách, những quy định của ngành Y tế… để người dân hiểu, thông cảm và hợp tác với nhân viên y tế khi tham gia khám, chữa bệnh… 

Hai là, tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, nâng điều kiện, cơ sở vật chất khám, chữa bệnh, nhất là ở tuyến cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên; phát triển các bệnh viện chuyên khoa hiện có và hoàn thiện hệ thống bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; tập trung phát triển một số kỹ thuật mới và hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Bảo đảm nguồn nhân lực đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng,… Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn sâu; mở rộng liên doanh liên kết, tranh thủ sự giúp đỡ nhân đạo của các tổ chức quốc tế và chuẩn bị cho quá trình hội nhập. 

Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế, thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ khám, chữa bệnh; huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, để cùng đầu tư mua sắm trang thiết bị; hình thành hệ thống cơ sở y tế tư nhân .v.v. Đồng thời, tǎng cường công tác thanh tra và kiểm tra về khám, chữa bệnh; xây dựng các quy trình, quy phạm trong quản lý chuyên môn, đặc biệt đối với những khâu liên quan trực tiếp tới sinh mạng bệnh nhân... 

Bốn là, chǎm lo tốt đời sống cán bộ, nhân viên về tinh thần và vật chất, bảo đảm nhà ở tập thể để họ yên tâm tận tình phục vụ người bệnh; xây dựng môi trường bệnh viện lành mạnh, an toàn cho thầy thuốc và bệnh nhân; có chính sách cải thiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, chính sách đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc với bệnh tật dễ bị lây truyền, bị bệnh nghề nghiệp; có chế độ khuyến khích, thu hút đối với nguồn nhân lực cao… Làm tốt công tác thi đua - khen thưởng, kịp thời động viên những tấm gương tận tụy phục vụ người bệnh; đồng thời xử lý nghiêm minh những biểu hiện thiếu trách nhiệm và gây phiền hà cho người bệnh, ảnh hưởng đến uy tín của ngành. 

Dù trong hoàn cảnh nào, những người cán bộ, nhân viên y tế vẫn không ngừng rèn luyện, tu dưỡng y đức, nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó, lương tâm và trách nhiệm của những người thầy thuốc là điều cốt lõi nhất. Và những người thầy thuốc có y đức thì dù trong môi trường nào họ cũng không bị mê hoặc bởi đồng tiền; họ luôn xứng đáng với điều Bác Hồ hằng mong muốn “Lương y như từ mẫu”. 

bich dao
8 tháng 12 2017 lúc 20:09

tốt bụng , ân cần , săn sóc , ko ngại gian nan , khổ sở , ko màng  danh lợi

trân thị thu yên
8 tháng 12 2017 lúc 20:10

Người lương y phải là một người thương người và có lương tâm không vì người giàu mà không khám cho người bị nặng trước 

Theo ý mình là như vậy nếu đúng thì k cho mình nha các bạn cảm ơn các bạn trước nha

Shiba Inu
8 tháng 12 2017 lúc 20:10

 Phải có tài có đức

 Yêu nghề, thương người( ỏ đây là bệnh nhân )

Dễ Thương Lắm
8 tháng 12 2017 lúc 20:11

Thương người,tốt bụng,không ngại gian nan thử thách,nhân hậu,thông minh,xử lý tình huống nhanh,.............                                               k cho mình nha

nguyendinhtuan
8 tháng 12 2017 lúc 20:12

nhân từ , quan tâm , thấu hiểu bênh nhân , ... nhớ k nha !!!!!

Haruko
8 tháng 12 2017 lúc 20:13

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, "Lương y phải như từ mẫu".

Các Thầy Thuốc của thế hệ đi trước như Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung, Trần Hữu Tước, Đỗ Tất Lợi và thế hệ tiếp nối như Tôn Thất Bách, Lê Thế Trung, Đặng Thuỳ Trâm vv .... đã để lại tấm gương sáng về y đức, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp y học và y tế của nước nhà.

Kết quả hình ảnh cho anime girl kawaii

chúc bn hok tốt

Nguyễn Chí Thanh
8 tháng 12 2017 lúc 20:16

theo em nghề y có những phẩm chất là nghề y đã cứu sống chúng ta :

          "Lương y như từ mẫu"

Pan da
10 tháng 12 2017 lúc 8:34

Trong xã hội loài người, ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức mà người ta thường gọi là “đạo đức nghề nghiệp”. Ngành y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Mà sức khoẻ, tính mạng của con người là vốn quý nhất, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành y cũng phải có những phẩm chất đặc biệt. Không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn làm việc trong ngành y.

Theo các nhà xã hội học, “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội“[1]. Như vậy, đạo đức của ngành Y, hay nói cách khác, Y đức, là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân và với đồng nghiệp.

Nhưng vì tính mạng, sức khoẻ của con người là quý giá nhất, nên chỉ dựa vào dư luận xã hội, nghĩa là chỉ có Y đức thôi chưa đủ, mà mỗi Nhà nước, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và phong tục tập quán của đất nước, dân tộc mình, đều đưa một số điểm quan trọng của Y đức vào luật và các văn bản dưới luật, quy định bắt buộc cả thầy thuốc và bệnh nhân phải tuân thủ, người ta gọi đó là Y đạo. Như vậy, Y đạo là y đức đã được thể chế hoá thành các quy định, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Nói cách khác, y đạo là con đường của ngành y, là hành lang pháp lý mà người hành nghề y phải tuân thủ.

Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30-6-1989[2], đó là cơ sở pháp lý cao nhất về y đạo.

Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định số 23/HĐBT ngày 24-1-1991 ban hành 5 điều lệ, đó là: Điều lệ Vệ sinh; Điều lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc; Điều lệ thuốc phòng, chữa bệnh; Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng và Điều lệ thanh tra nhà nước về Y tế. Trong nền kinh tế thị trường, việc hành nghề y dược tư nhân là tất yếu. Ngày 13-10-1993, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Lệnh số 26 ban hành Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân. Đó cũng chính là y đạo.

Tuy y đạo của các nước, các thời đại có khác nhau, nhưng qua các lời thề và những lời di huấn từ xưa đến nay, phương Đông hay phương Tây, thì y đức đều có những điểm chung, đó là hành vi, thái độ của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, là bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc, là sự thông cảm đối với người bệnh. Ta có thể điểm qua các lời thề và lời di huấn của người xưa để hiểu về nội dung y đức.

Trên thế giới, nói đến ông tổ ngành Y phải nói đến Hypôcrat[3], một thầy thuốc danh tiếng thời Hy Lạp cổ đại, người sống cách chúng ta gần 2500 năm, nhưng những tư tưởng, kiến thức của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt ông đã dạy người làm ngành Y phải có Y đức, mà những lời dạy ấy, sau này những người nối nghiệp ông đã viết nên một lời thề nghề nghiệp mà tất cả những bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường đều phải tuyên thệ, đó là “Lời thề Hypôcrat”. Trong lời thề này có đoạn:

“Tôi xin thề sẽ trung thành với quy tắc danh dự và sẽ liêm khiết trong khi hành nghề bác sĩ. Tôi sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo, không bao giờ đòi hỏi một sự thù lao quá đáng so với công sức đã bỏ ra. Được mời đến gia đình, mắt tôi không để ý đến mọi sự xảy ra, miệng tôi sẽ giữ kín những bí mật mà người bệnh đã thổ lộ. Tôi sẽ không lợi dụng địa vị của mình để làm đồi bại phong tục hoặc tán dương tội ác. Một lòng tôn trọng và biết ơn các thầy, tôi sẽ truyền bá cho các con cháu các thầy những giáo huấn mà tôi đã lĩnh hội được. Nếu tôi giữ trọn lời thề, người đời sẽ quý mến; nếu tôi thất hứa, tôi sẽ mang mối ô danh và cam chịu sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp và của nhân dân“. Như vậy là đã hàng ngàn năm nay, dù trong chế độ xã hội nào thì nghề thầy thuốc cũng phải lấy đạo đức làm trọng.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một danh y Việt Nam thời hậu Lê, trong tác phẩm sách thuốc đồ sộ của mình, ngay từ tập đầu tiên đã dạy y đức cho người thầy thuốc trước khi dạy họ làm thuốc. Cụ dạy: “Nếu nhà bệnh có mời, nên tùy bệnh nặng hay nhẹ mà đi xem, đừng thấy người phú quý mà đi trước, nhà nghèo khổ mà đi sau. Xem mạch cho đàn bà con gái, nhất là gái goá và ni cô, phải bảo một người đứng bên để tránh sự hiềm nghi. Đã là nhà làm thuốc phải để ý giúp người, không nên vắng nhà luôn, nhất là đi chơi. Chữa bệnh cho người nghèo và quan quả cô độc càng cần phải lưu ý, nhất là người con hiếu, vợ hiền hay nhà nghèo mà bệnh trọng thì ngoài việc cho thuốc, ta có thể trợ cấp thêm nếu họ không đủ ăn, như thế mới là nhân thuật. Khi bệnh nhân khỏi, chớ cầu trả lễ nhiều, nên để họ tự xử, vì làm thuốc là thuật thanh cao, thì người làm thuốc phải có tiết thanh cao. Tôi thường thấy các thầy thuốc tầm thường, hoặc nhân người bệnh ốm nặng, hoặc nhân lúc nguy cấp về đêm tối, mà bệnh dễ chữa bảo là khó, bệnh khó bảo là không chữa được; hay đối với người giàu sang quyền quý thì ân cần để tính lợi, với người nghèo túng thì lạnh nhạt coi thường, như vậy là bất lương, coi nghề làm thuốc cũng như nghề buôn bán là không được…” [4].

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới, trong bức thư gửi cho cán bộ ngành Y tế ngày 27-2-1955 có đoạn: “Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật, và giữ sức khoẻ của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. « Lương y phải như từ mẫu », câu nói ấy rất đúng ” .


Các câu hỏi tương tự
Merrel Twins
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Lê Đức 	Việt
Xem chi tiết
Nguyen Hong Duc
Xem chi tiết
hihi hihi
Xem chi tiết
piojoi
Xem chi tiết
duong vu minh khanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết