Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Diệu Linh

 Nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến trình bày về sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ “Sông núi nước Nam” và văn bản “Nước Đại Việt ta" (trích “Đại cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi).

LNA -  TLT
30 tháng 9 lúc 20:17

Giống Nhau : 

Chủ đề yêu nước: Cả hai tác phẩm đều thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào về đất nước và con người Việt Nam.

Tinh thần chống ngoại xâm: Cả hai văn bản đều nhấn mạnh quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trước những thế lực xâm lược.

Hình ảnh thiên nhiên: Cả hai tác phẩm đều sử dụng hình ảnh núi sông Việt Nam để khẳng định quyền sở hữu và bảo vệ lãnh thổ. 

Khác Nhau : 

Thể loại và phong cách: “Sông núi nước Nam” là bài thơ ngắn gọn, súc tích, mang tính khẩu hiệu, trong khi “Nước Đại Việt ta” là một tác phẩm văn xuôi dài hơn, có phân tích và lý luận sâu sắc.

Ngữ điệu và cảm xúc: Bài thơ mang tính chất khẳng định, mạnh mẽ hơn, còn “Đại cáo bình Ngô” chứa đựng nhiều phân tích, lý luận và cảm xúc phức tạp hơn.

Mục đích sử dụng: Bài thơ thường được sử dụng để khơi dậy tinh thần dân tộc trong thời gian ngắn, còn văn bản của Nguyễn Trãi nhằm mục đích tuyên bố, khẳng định và bày tỏ quan điểm chính trị. 

Tính / Sự thuyết phục : Dựa Vào Sự khác nhau và giống nhau suy ra nhé cậu này theo mình thì : 

Có sự logic trong lập luận , Có các bằng chứng cụ thể , Cảm xúc và các ngôn từ khác nhau đan xen một cách hợp lí khiến cảm xúc được thể hiện thêm một phần nào đó sự mãnh liệt và quả quyết hơn 

Hà Phương
4 tháng 10 lúc 9:55
1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.

 

2. Thân bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Tác giả: Nguyễn Trãi là nhà quân sự tài ba, là nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

– Tác phẩm: “Bình Ngô Đại Cáo” tựa bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc được viết vào khoảng cuối năm 1428..

Nghị luận tác phẩm

a. Tiền đề lí luận

* Tư tưởng nhân nghĩa:

– Nhân nghĩa trong tư tưởng Nho giáo: mối quan hệ giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

– Nhân nghĩa trong tư tưởng Nguyễn Trãi:

+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: làm cho dân hạnh phúc (“yên dân”).

+ Tư tưởng mới: vì dân mà trừ bạo tàn (“ trừ bạo”)

-> Tư tưởng nhân nghĩa không bị bó hẹp trong phạm vi Nho giáo mà được mở rộng ra. Phân biệt rõ ràng ta là chính nghĩa, giặc Minh là phi nghĩa...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/cac-de-van-ve-binh-ngo-dai-cao


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Trung Nguyễn Đình Trung
Xem chi tiết
Hello
Xem chi tiết
Phạm Hải
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàn Vũ Trọng
Xem chi tiết
Menna Brian
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đào Khánh Lam
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết