Hình tượng Bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính truyền cảm
B. Tính hình tượng
C. Tính thẩm mĩ
D. Tính đa nghĩa
Các hình phạt mà Diêm Vương và trời đất áp dụng để trừng trị tên giặc phương Bắc có ý nghĩa sâu xa, gắn với triết lí, quan niệm của người phương Đông. Dòng nào dưới đây giải thích chưa đúng ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật?
A. Lấy lồng sắt chụp vào đầu chứng tỏ lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát, trước khi chết phải chịu quằn quại, đau đớn một cách đáng đời.
B. Khẩu gỗ nhét vào miệng là làm cho “cấm khẩu”, tiệt nọc thói ngụy tạo, lừa dối xấu xa.
C. Bỏ [...] vào ngục Cửu U là đày cho vào ngục tối chín tầng để vĩnh viễn không được thấy ánh sáng.
D. Ngôi mộ [...] tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám là nỗi bất hạnh ghê gớm nhất: chết rồi còn bị phanh thấy.
Bài 4: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu – vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhơ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thết nào (phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của bài ca dao)?
Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao.
Câu nói trên muốn ám chỉ điều gì?
A. Thủ Độ chiếm đoạt ngai vàng của vua.
B. Thủ Độ chuyên quyền, phá hoại kỉ cương phép nước.
C. Thủ Độ khinh nhờn, làm mất thể diện của nhà vua trẻ.
D. Thủ Độ không trung thành với nhà vua trẻ.
Sau đây là một đề làm văn:
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy:
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.
Câu nói luận anh hùng của Tào Tháo (Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia) cho thấy trong quan niệm của nhân vật này, cái đích cuối cùng mà người anh hùng phải hướng tới là gì?
A. Thống trị thiên hạ
B. Chăn dắt thiên hạ
C. Thống nhất thiên hạ
D. Nội danh trong thiên hạ
Cho đoạn văn sau:
Văn học dân gian cho chúng tôi những lời ru ngọt ngào từ thủa còn nằm nôi. Đó là ca dao, một bộ phận quan trọng làm nên nền vănhọc và văn hoá dân gian của dân tộc. Ca dao không chỉ là khúc hát du dương đưa em thơ và giấc ngủ mà đó còn là những câu nói hàm súc chứa đựng bao lời khuyên dạy về đạo lí làm người, những bài học nhân sinh. Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đoạn văn trên nói về điều gì?
A. Giới thiệu về ca dao.
B. Nêu khái niệm về ca dao.
C. Đưa ra ví dụ về ca dao.
D. Tổng kết về ca dao.
Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao. Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương) Bài thơ có những thể loại nào ( cổ tích, ca dao, truyền thuyết,.....) ?
Tại sao nói: Bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời và con người?
A. Vì tác giả miêu tả đối tượng bằng những từ ngữ bình dị, đời thường, những hình ảnh gần gũi dễ hiểu.
B. Vì tác giả đã miêu tả một di tích xưa từ điểm nhìn của con người hiện tại.
C. Vì tác giả đã gửi vào trong đó những nỗi niềm suy tư và cảm nhận rất chân thật của bản thân,
D. Cả B và C.