- Năm 1961: Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng thành phố Hà Nội (ảnh năm 1961). Theo Nghị quyết, Hà Nội sáp nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông; 29 xã và 1 thị trấn của tỉnh Bắc Ninh; 17 xã và một nửa thôn của tỉnh Vĩnh Phúc; 1 xã của tỉnh Hưng Yên.
- Năm 1978 : Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây, 2 xã: Phụng Châu, Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, 7 xã: Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành thuộc huyện Quốc Oai; 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai thuộc huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Oai của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh (thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tráng Việt, Hoàng Kim, Văn Khê, Vạn Yên, Quang Minh, Kim Hoa), Sóc Sơn.[10] Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ năm 1977 tới năm 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới.
- Năm 1991 :
Ở lần điều chỉnh này, huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội được chuyển về tỉnh Vĩnh Phúc; thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Địa giới hành chính của Hà Nội giai đoạn này thu hẹp lại.
- Năm 2008: uốc hội khóa XII kỳ họp thứ năm thông qua Nghị quyết số 15, hợp nhất tỉnh Hà Tây; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội. Sau khi hợp nhất, diện tích của Hà Nội hiện nay là 3.344,7km2
- Hà Nội đã thay đổi địa giới hành chính 4 lần, vào các năm: 1961, 1978, 1991, 2008.
- Những lần điều chỉnh phạm vi hành chính này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.