Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cure Beauty

Nếu ý nghĩ truyện : Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

bùi thị diệu hương
4 tháng 2 2018 lúc 19:36

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.

Câu chuyện cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, ham hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ .

Bui Đưc Trong
4 tháng 2 2018 lúc 19:34

phần ghi nhớ trong sgk .

Dân tộc, tiếng nói của dân tộc nhiều khi chỉ như những khái niệm trừu tượng, mơ hồ trong cuộc sống bình thường ít được để ý. Nó giống như bát cơm ta ăn, không khí ta hít thở hằng ngày. Nhưng ở vào một hoàn cảnh nào đó : không khí không còn, bát cơm đã mất, ta mới hiểu hết ý nghĩa sống còn của nó ! Chủ quyền của nước Pháp, tiếng Pháp đối với nhân dân hai vùng An-dát và Lo-ren, một lần đã đặt ra như thế. Và dù chỉ một lần, đối với người đọc chúng ta, nó mãi mãi không quên. 1. Nhân vật cậu bé Phrăng vừa là nhân vật trung tâm vừa đóng vai kể chuyện là rất thích hợp. Một mặt, khi nhân vật tự kể chuyện mình, tác phẩm sẽ có được sự gần gũi, chân thành, nó đảm bảo tính trung thực đối với người nghe. Một mặt, dụng ý của tác giả phải chăng là đem đến cho bạn đọc một bài học sâu sắc, bài học vỡ lòng về những tư tưởng lớn từ những rung động đầu đời, của một cách cảm, cách nhìn, một tâm lí trẻ thơ. Chính là với ý nghĩa thứ hai này mà câu chuyện trở nên cảm động sâu sắc, thấm thìa vì bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng của lịch sử, của nhân dân đặt lên đôi vai nhỏ bé, thơ ngây của một em bé vừa cắp sách đến trường. Vấn đề "điểm nhìn" ấy là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. - Nếu chỉ là một đứa trẻ lười học, mải chơi, bé Phrăng chẳng có gì đáng nói. Cùng với "đứa trẻ", Phrăng còn là một "cậu học trò". Chính ý thức được như thế, em đã tự vượt lên những cám dỗ, cả sự sợ hãi để "ba chân bốn cẳng chạy đến trường" vì lúc đó "đã quá trễ giờ lên lớp". Để có được quyết định dứt khoát này, bé Phrăng đã khước từ lời mời mọc của các cuộc trốn học và rong chơi, nhất là có cớ để rong chơi : bài học về phân từ em chưa thuộc. Buổi sáng hôm nay lại là một buổi sáng đẹp trời, có nhiều thứ để nghe và để xem không chán mắt, hấp dẫn hơn nhiều quy tắc về phân từ tiếng sáo hót ven rừng, trên cánh đồng cỏ sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Không bị cuốn vào những sức hút bản năng ấy, ý thức về bổn phận trỗi dậy, dù thế nào (kể cả sự quở mắng và trách phạt của thầy giáo), em không thể không có mặt ở trường. Chính với quyết định dứt khoát ấy, Phrăng không tò mò dừng lại trước bảng dán cáo thị mà nhiều người đứng xem mặc dù thâm tâm thắc mắc : "Lại có chuyện gì nữa đây ?". Cũng như thế, em đã bó ngoài tai câu nói đầy ẩn ý của bác phó rèn : "Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm !". - Cảm giác ngạc nhiên của Phrăng trước không khí lớp học khác thường mà đầu óc ngây thơ chưa cho phép em hiểu nổi bắt đầu từ cái im ắng chưa từng có ở đây : sự hỗn độn, ồn ào thường xảy ra vào lúc đầu buổi học tự nhiên biến mất, một ngày học bình thường mà y như một buổi sáng chủ nhật. Phrăng dường như không tin ở mắt mình vì lớp học vẫn là lớp học ấy, bạn ấy, thầy ấy, nhất là thầy Ha-men đáng sợ đang "đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách". Cái không khí lớp học chưa thể gọi thành tên thì chính tên em đã bị gọi. Vì tội đi học muộn, lẽ ra Phrăng phải chịu một sự trừng phạt nghiêm khắc (chính Phrăng cũng cảm thấy tội lỗi của mình, khi bước chân vào lớp học đã "đỏ mặt tía tai"). Nhưng sự trừng phạt đã không diễn ra, thay thế vào đó là một giọng nói dịu dàng, và gương mặt thầy Ha-men không hề giận dữ. Cảm giác ngạc nhiên còn được tăng cường sau đó bới Phrăng đột ngột nhận ra cách ăn mặc "trang trọng" của thầy. Còn cái ngạc nhiên cuối cùng thì gần như khó hiểu : dân làng cũng có mặt (chắc không phải là khách mời vì ai nấy đều buồn rầu), riêng cụ Hô-de thì mang theo quyển tập đánh vần đã cũ. Bao nhiêu dấu hói xuất hiện trong đầu Phrăng. Thế mà chỉ một câu nói của thầy Ha-men, em đã hiểu ra tất cả. Câu nói ấy như một lời trăng trối, lời từ biệt cuối cùng : "Các con ơi, đây là lẩn cuối cùng thầy dạy các con...". Sự "choáng váng", phản ứng tức thời trước thông báo của thầy giáo về tình hình lúc đó đồng thời với Phrăng, em còn hiểu rộng ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều mà tờ cáo thị ở trụ sở xã loan tin, cậu học trò nhỏ ấy bước vào giờ học với một tâm thế "người lớn" đến ngạc nhiên. - Tính chất "người lớn" trong nhận thức của Phrăng đã giúp em bàng hoàng hiểu ra tất cả. Trước hết đó là những day dứt, ăn năn. Cái đầu rỗng tuếch của em trước đó không có chỗ cho những cuốn sách, giờ đây những cuốn sách trở nên thân thiết như người bạn cố tri. Còn thầy giáo dù có lúc trừng phạt học trò nghiêm khắc thì đâu có phải là độc ác, nhẫn tâm đáng để mình oán giận. Sự ân hận của Phrăng gặp được sự đồng cảm không lời của những người tưởng như chẳng liên quan gì đến lớp học. Sự hiện diện của các cụ già trong giờ học hôm nay phải chăng cũng là hành vi lặng thầm của những người nhận lỗi "đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn". Sự ân hận, xót xa mỏi người một cách : ở Phrăng, phải dừng lại một môn học chỉ "mới biết viết tập toạng", còn các cụ già biết quý trọng tiếng nói của Tổ quốc thì : "Tổ quốc đang ra đi...". Trong bối cảnh tinh thần ăn năn sám hối ngưng đọng cả không gian lớp học ấy, nếu được chuộc lỗi dù chỉ một lần, một lần tỏ ra không phụ công thầy giáo là "đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào" cái quy tắc về phân từ khi thầy gọi đến thì dù "có phải đánh đổi gì cũng cam". Cơ hội ấy bất ngờ đã đến, nhưng vì trót lười học, Phrăng đã "không dám ngẩng đầu lên". Cái ngượng ngùng đáng xấu hổ vì không thuộc bài ở câu học trò nhỏ, qua lời phân tích đơn giản mà sâu xa của thầy Ha-men, đã trở thành tội lỗi. Lòng tự trọng dân tộc, lương tâm dân tộc nghe văng vẳng bên tai vừa là tiếng nói của người nói, vừa là tiếng nói của người nghe còn đau hơn khi bị "vụt thước kẻ" nhiều lần : "Thế nào ! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người !...". Bỗng lớn lên như một kẻ đã trưởng thành, trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế, thầy giáo kiên nhẫn giảng bài đến thế ! Phải chăng có một sức thôi thúc ghê gớm bên trong ở người thầy "muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi". Ý thức đối với Tổ quốc ở Phrăng cũng theo đó mà lớn dần lên trong con người nhỏ bé. Lúc đầu là sự tức giận quân thù : "A ! Quân khốn nạn...". Sự uất ức ngấm ngầm từ cảm tính nâng dần lên lí tính : bắt người Pháp học tiếng Đức. Sự uất ức này khiến Phrăng liên tưởng đến những chú bồ câu "Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ ?". Còn đối với những cụ già như cụ Hô-de, tâm hồn ngây thơ của Phrăng cũng rưng rưng thương cảm. Nghe tiếng cụ đánh vần giọng run run với cách phát âm kì cục "tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc". Và dĩ nhiên, thầy giáo Ha-men lúc này như đại diện cho lương tâm nước Pháp, cho tiếng Pháp, đẹp đẽ biết chừng nào trước con mắt của Phrăng "Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế".

 

Dân tộc, tiếng nói của dân tộc nhiều khi chỉ như những khái niệm trừu tượng, mơ hồ trong cuộc sống bình thường ít được để ý. Nó giống như bát cơm ta ăn, không khí ta hít thở hằng ngày. Nhưng ở vào một hoàn cảnh nào đó : không khí không còn, bát cơm đã mất, ta mới hiểu hết ý nghĩa sống còn của nó ! Chủ quyền của nước Pháp, tiếng Pháp đối với nhân dân hai vùng An-dát và Lo-ren, một lần đã đặt ra như thế. Và dù chỉ một lần, đối với người đọc chúng ta, nó mãi mãi không quên. 1. Nhân vật cậu bé Phrăng vừa là nhân vật trung tâm vừa đóng vai kể chuyện là rất thích hợp. Một mặt, khi nhân vật tự kể chuyện mình, tác phẩm sẽ có được sự gần gũi, chân thành, nó đảm bảo tính trung thực đối với người nghe. Một mặt, dụng ý của tác giả phải chăng là đem đến cho bạn đọc một bài học sâu sắc, bài học vỡ lòng về những tư tưởng lớn từ những rung động đầu đời, của một cách cảm, cách nhìn, một tâm lí trẻ thơ. Chính là với ý nghĩa thứ hai này mà câu chuyện trở nên cảm động sâu sắc, thấm thìa vì bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng của lịch sử, của nhân dân đặt lên đôi vai nhỏ bé, thơ ngây của một em bé vừa cắp sách đến trường. Vấn đề "điểm nhìn" ấy là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. - Nếu chỉ là một đứa trẻ lười học, mải chơi, bé Phrăng chẳng có gì đáng nói. Cùng với "đứa trẻ", Phrăng còn là một "cậu học trò". Chính ý thức được như thế, em đã tự vượt lên những cám dỗ, cả sự sợ hãi để "ba chân bốn cẳng chạy đến trường" vì lúc đó "đã quá trễ giờ lên lớp". Để có được quyết định dứt khoát này, bé Phrăng đã khước từ lời mời mọc của các cuộc trốn học và rong chơi, nhất là có cớ để rong chơi : bài học về phân từ em chưa thuộc. Buổi sáng hôm nay lại là một buổi sáng đẹp trời, có nhiều thứ để nghe và để xem không chán mắt, hấp dẫn hơn nhiều quy tắc về phân từ tiếng sáo hót ven rừng, trên cánh đồng cỏ sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Không bị cuốn vào những sức hút bản năng ấy, ý thức về bổn phận trỗi dậy, dù thế nào (kể cả sự quở mắng và trách phạt của thầy giáo), em không thể không có mặt ở trường. Chính với quyết định dứt khoát ấy, Phrăng không tò mò dừng lại trước bảng dán cáo thị mà nhiều người đứng xem mặc dù thâm tâm thắc mắc : "Lại có chuyện gì nữa đây ?". Cũng như thế, em đã bó ngoài tai câu nói đầy ẩn ý của bác phó rèn : "Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm !". - Cảm giác ngạc nhiên của Phrăng trước không khí lớp học khác thường mà đầu óc ngây thơ chưa cho phép em hiểu nổi bắt đầu từ cái im ắng chưa từng có ở đây : sự hỗn độn, ồn ào thường xảy ra vào lúc đầu buổi học tự nhiên biến mất, một ngày học bình thường mà y như một buổi sáng chủ nhật. Phrăng dường như không tin ở mắt mình vì lớp học vẫn là lớp học ấy, bạn ấy, thầy ấy, nhất là thầy Ha-men đáng sợ đang "đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách". Cái không khí lớp học chưa thể gọi thành tên thì chính tên em đã bị gọi. Vì tội đi học muộn, lẽ ra Phrăng phải chịu một sự trừng phạt nghiêm khắc (chính Phrăng cũng cảm thấy tội lỗi của mình, khi bước chân vào lớp học đã "đỏ mặt tía tai"). Nhưng sự trừng phạt đã không diễn ra, thay thế vào đó là một giọng nói dịu dàng, và gương mặt thầy Ha-men không hề giận dữ. Cảm giác ngạc nhiên còn được tăng cường sau đó bới Phrăng đột ngột nhận ra cách ăn mặc "trang trọng" của thầy. Còn cái ngạc nhiên cuối cùng thì gần như khó hiểu : dân làng cũng có mặt (chắc không phải là khách mời vì ai nấy đều buồn rầu), riêng cụ Hô-de thì mang theo quyển tập đánh vần đã cũ. Bao nhiêu dấu hói xuất hiện trong đầu Phrăng. Thế mà chỉ một câu nói của thầy Ha-men, em đã hiểu ra tất cả. Câu nói ấy như một lời trăng trối, lời từ biệt cuối cùng : "Các con ơi, đây là lẩn cuối cùng thầy dạy các con...". Sự "choáng váng", phản ứng tức thời trước thông báo của thầy giáo về tình hình lúc đó đồng thời với Phrăng, em còn hiểu rộng ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều mà tờ cáo thị ở trụ sở xã loan tin, cậu học trò nhỏ ấy bước vào giờ học với một tâm thế "người lớn" đến ngạc nhiên. - Tính chất "người lớn" trong nhận thức của Phrăng đã giúp em bàng hoàng hiểu ra tất cả. Trước hết đó là những day dứt, ăn năn. Cái đầu rỗng tuếch của em trước đó không có chỗ cho những cuốn sách, giờ đây những cuốn sách trở nên thân thiết như người bạn cố tri. Còn thầy giáo dù có lúc trừng phạt học trò nghiêm khắc thì đâu có phải là độc ác, nhẫn tâm đáng để mình oán giận. Sự ân hận của Phrăng gặp được sự đồng cảm không lời của những người tưởng như chẳng liên quan gì đến lớp học. Sự hiện diện của các cụ già trong giờ học hôm nay phải chăng cũng là hành vi lặng thầm của những người nhận lỗi "đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn". Sự ân hận, xót xa mỏi người một cách : ở Phrăng, phải dừng lại một môn học chỉ "mới biết viết tập toạng", còn các cụ già biết quý trọng tiếng nói của Tổ quốc thì : "Tổ quốc đang ra đi...". Trong bối cảnh tinh thần ăn năn sám hối ngưng đọng cả không gian lớp học ấy, nếu được chuộc lỗi dù chỉ một lần, một lần tỏ ra không phụ công thầy giáo là "đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào" cái quy tắc về phân từ khi thầy gọi đến thì dù "có phải đánh đổi gì cũng cam". Cơ hội ấy bất ngờ đã đến, nhưng vì trót lười học, Phrăng đã "không dám ngẩng đầu lên". Cái ngượng ngùng đáng xấu hổ vì không thuộc bài ở câu học trò nhỏ, qua lời phân tích đơn giản mà sâu xa của thầy Ha-men, đã trở thành tội lỗi. Lòng tự trọng dân tộc, lương tâm dân tộc nghe văng vẳng bên tai vừa là tiếng nói của người nói, vừa là tiếng nói của người nghe còn đau hơn khi bị "vụt thước kẻ" nhiều lần : "Thế nào ! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người !...". Bỗng lớn lên như một kẻ đã trưởng thành, trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế, thầy giáo kiên nhẫn giảng bài đến thế ! Phải chăng có một sức thôi thúc ghê gớm bên trong ở người thầy "muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi". Ý thức đối với Tổ quốc ở Phrăng cũng theo đó mà lớn dần lên trong con người nhỏ bé. Lúc đầu là sự tức giận quân thù : "A ! Quân khốn nạn...". Sự uất ức ngấm ngầm từ cảm tính nâng dần lên lí tính : bắt người Pháp học tiếng Đức. Sự uất ức này khiến Phrăng liên tưởng đến những chú bồ câu "Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ ?". Còn đối với những cụ già như cụ Hô-de, tâm hồn ngây thơ của Phrăng cũng rưng rưng thương cảm. Nghe tiếng cụ đánh vần giọng run run với cách phát âm kì cục "tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc". Và dĩ nhiên, thầy giáo Ha-men lúc này như đại diện cho lương tâm nước Pháp, cho tiếng Pháp, đẹp đẽ biết chừng nào trước con mắt của Phrăng "Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế".

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-buoi-hoc-cuoi-cung-cua-an-phong-xo-do-de-22-1742.html

Dân tộc, tiếng nói của dân tộc nhiều khi chỉ như những khái niệm trừu tượng, mơ hồ trong cuộc sống bình thường ít được để ý. Nó giống như bát cơm ta ăn, không khí ta hít thở hằng ngày. Nhưng ở vào một hoàn cảnh nào đó : không khí không còn, bát cơm đã mất, ta mới hiểu hết ý nghĩa sống còn của nó ! Chủ quyền của nước Pháp, tiếng Pháp đối với nhân dân hai vùng An-dát và Lo-ren, một lần đã đặt ra như thế. Và dù chỉ một lần, đối với người đọc chúng ta, nó mãi mãi không quên. 1. Nhân vật cậu bé Phrăng vừa là nhân vật trung tâm vừa đóng vai kể chuyện là rất thích hợp. Một mặt, khi nhân vật tự kể chuyện mình, tác phẩm sẽ có được sự gần gũi, chân thành, nó đảm bảo tính trung thực đối với người nghe. Một mặt, dụng ý của tác giả phải chăng là đem đến cho bạn đọc một bài học sâu sắc, bài học vỡ lòng về những tư tưởng lớn từ những rung động đầu đời, của một cách cảm, cách nhìn, một tâm lí trẻ thơ. Chính là với ý nghĩa thứ hai này mà câu chuyện trở nên cảm động sâu sắc, thấm thìa vì bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng của lịch sử, của nhân dân đặt lên đôi vai nhỏ bé, thơ ngây của một em bé vừa cắp sách đến trường. Vấn đề "điểm nhìn" ấy là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. - Nếu chỉ là một đứa trẻ lười học, mải chơi, bé Phrăng chẳng có gì đáng nói. Cùng với "đứa trẻ", Phrăng còn là một "cậu học trò". Chính ý thức được như thế, em đã tự vượt lên những cám dỗ, cả sự sợ hãi để "ba chân bốn cẳng chạy đến trường" vì lúc đó "đã quá trễ giờ lên lớp". Để có được quyết định dứt khoát này, bé Phrăng đã khước từ lời mời mọc của các cuộc trốn học và rong chơi, nhất là có cớ để rong chơi : bài học về phân từ em chưa thuộc. Buổi sáng hôm nay lại là một buổi sáng đẹp trời, có nhiều thứ để nghe và để xem không chán mắt, hấp dẫn hơn nhiều quy tắc về phân từ tiếng sáo hót ven rừng, trên cánh đồng cỏ sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Không bị cuốn vào những sức hút bản năng ấy, ý thức về bổn phận trỗi dậy, dù thế nào (kể cả sự quở mắng và trách phạt của thầy giáo), em không thể không có mặt ở trường. Chính với quyết định dứt khoát ấy, Phrăng không tò mò dừng lại trước bảng dán cáo thị mà nhiều người đứng xem mặc dù thâm tâm thắc mắc : "Lại có chuyện gì nữa đây ?". Cũng như thế, em đã bó ngoài tai câu nói đầy ẩn ý của bác phó rèn : "Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm !". - Cảm giác ngạc nhiên của Phrăng trước không khí lớp học khác thường mà đầu óc ngây thơ chưa cho phép em hiểu nổi bắt đầu từ cái im ắng chưa từng có ở đây : sự hỗn độn, ồn ào thường xảy ra vào lúc đầu buổi học tự nhiên biến mất, một ngày học bình thường mà y như một buổi sáng chủ nhật. Phrăng dường như không tin ở mắt mình vì lớp học vẫn là lớp học ấy, bạn ấy, thầy ấy, nhất là thầy Ha-men đáng sợ đang "đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách". Cái không khí lớp học chưa thể gọi thành tên thì chính tên em đã bị gọi. Vì tội đi học muộn, lẽ ra Phrăng phải chịu một sự trừng phạt nghiêm khắc (chính Phrăng cũng cảm thấy tội lỗi của mình, khi bước chân vào lớp học đã "đỏ mặt tía tai"). Nhưng sự trừng phạt đã không diễn ra, thay thế vào đó là một giọng nói dịu dàng, và gương mặt thầy Ha-men không hề giận dữ. Cảm giác ngạc nhiên còn được tăng cường sau đó bới Phrăng đột ngột nhận ra cách ăn mặc "trang trọng" của thầy. Còn cái ngạc nhiên cuối cùng thì gần như khó hiểu : dân làng cũng có mặt (chắc không phải là khách mời vì ai nấy đều buồn rầu), riêng cụ Hô-de thì mang theo quyển tập đánh vần đã cũ. Bao nhiêu dấu hói xuất hiện trong đầu Phrăng. Thế mà chỉ một câu nói của thầy Ha-men, em đã hiểu ra tất cả. Câu nói ấy như một lời trăng trối, lời từ biệt cuối cùng : "Các con ơi, đây là lẩn cuối cùng thầy dạy các con...". Sự "choáng váng", phản ứng tức thời trước thông báo của thầy giáo về tình hình lúc đó đồng thời với Phrăng, em còn hiểu rộng ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều mà tờ cáo thị ở trụ sở xã loan tin, cậu học trò nhỏ ấy bước vào giờ học với một tâm thế "người lớn" đến ngạc nhiên. - Tính chất "người lớn" trong nhận thức của Phrăng đã giúp em bàng hoàng hiểu ra tất cả. Trước hết đó là những day dứt, ăn năn. Cái đầu rỗng tuếch của em trước đó không có chỗ cho những cuốn sách, giờ đây những cuốn sách trở nên thân thiết như người bạn cố tri. Còn thầy giáo dù có lúc trừng phạt học trò nghiêm khắc thì đâu có phải là độc ác, nhẫn tâm đáng để mình oán giận. Sự ân hận của Phrăng gặp được sự đồng cảm không lời của những người tưởng như chẳng liên quan gì đến lớp học. Sự hiện diện của các cụ già trong giờ học hôm nay phải chăng cũng là hành vi lặng thầm của những người nhận lỗi "đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn". Sự ân hận, xót xa mỏi người một cách : ở Phrăng, phải dừng lại một môn học chỉ "mới biết viết tập toạng", còn các cụ già biết quý trọng tiếng nói của Tổ quốc thì : "Tổ quốc đang ra đi...". Trong bối cảnh tinh thần ăn năn sám hối ngưng đọng cả không gian lớp học ấy, nếu được chuộc lỗi dù chỉ một lần, một lần tỏ ra không phụ công thầy giáo là "đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào" cái quy tắc về phân từ khi thầy gọi đến thì dù "có phải đánh đổi gì cũng cam". Cơ hội ấy bất ngờ đã đến, nhưng vì trót lười học, Phrăng đã "không dám ngẩng đầu lên". Cái ngượng ngùng đáng xấu hổ vì không thuộc bài ở câu học trò nhỏ, qua lời phân tích đơn giản mà sâu xa của thầy Ha-men, đã trở thành tội lỗi. Lòng tự trọng dân tộc, lương tâm dân tộc nghe văng vẳng bên tai vừa là tiếng nói của người nói, vừa là tiếng nói của người nghe còn đau hơn khi bị "vụt thước kẻ" nhiều lần : "Thế nào ! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người !...". Bỗng lớn lên như một kẻ đã trưởng thành, trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế, thầy giáo kiên nhẫn giảng bài đến thế ! Phải chăng có một sức thôi thúc ghê gớm bên trong ở người thầy "muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi". Ý thức đối với Tổ quốc ở Phrăng cũng theo đó mà lớn dần lên trong con người nhỏ bé. Lúc đầu là sự tức giận quân thù : "A ! Quân khốn nạn...". Sự uất ức ngấm ngầm từ cảm tính nâng dần lên lí tính : bắt người Pháp học tiếng Đức. Sự uất ức này khiến Phrăng liên tưởng đến những chú bồ câu "Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ ?". Còn đối với những cụ già như cụ Hô-de, tâm hồn ngây thơ của Phrăng cũng rưng rưng thương cảm. Nghe tiếng cụ đánh vần giọng run run với cách phát âm kì cục "tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc". Và dĩ nhiên, thầy giáo Ha-men lúc này như đại diện cho lương tâm nước Pháp, cho tiếng Pháp, đẹp đẽ biết chừng nào trước con mắt của Phrăng "Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế".

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-buoi-hoc-cuoi-cung-cua-an-phong-xo-do-de-22-1742.html

yuki asuna
4 tháng 2 2018 lúc 19:36

Truyện nêu bật giá trị thiêng liêng của tiếng nói dân tộc; sự tận tâm hết lực của người nhà giáo đối với nghề và chỉ ra rằng: khi nào một nước bị đô hộ mà vẫn giữ được tiếng nói dân tộc thì ko khác nào nắm giữ chìa khóa chốn lao tù.


Các câu hỏi tương tự
Thái Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Thái Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
super saiyan god
Xem chi tiết
Kiều phương thảo
Xem chi tiết
tran thi quynh nhu
Xem chi tiết
Bùi Vân Giang
Xem chi tiết
khoi my
Xem chi tiết
Hanh Hong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệu Li
Xem chi tiết