Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối
1. Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:
Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?
b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.
c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.
d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.
yêu các bạn nhiều
from a3 không sợ corona
(1) Đã bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu đi những cuốn sách? (2) Có thể chúng ta vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng cuộc sống của con người sẽ buồn tẻ, đơn điệu và tối tăm biết mấy!(3) Bởi lẽ mỗi cuốn sách là ngọn đuốc thắp lên từ trí tuệ và tâm hồn con người, dẫn dắt con người thoát khỏi vương quốc tối tăm của sự không hiểu biết. (4) Sách cũng chính là người bạn của chúng ta. (5)Bởi vậy, bàn về lợi ích của sách, có người đã nói: “Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền”. (Sưu tầm)
Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên.
Câu 2. Chỉ ra ít nhất 2 phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn số (3).
Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm của người viết: “Sách cũng chính là người bạn của chúng ta.”? Vì sao?
sau khi học xong chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có bạn cho rằng : tác phầm đã khắc họa thành công vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Bạn khác lại khẳng định : truyện hấp dẫn người đọc bở sự sáng tạo của Nguyễn Dữ khi sử dụng yếu tố kỳ ảo
Từ những hiểu biết về tác phẩm, hãy trình bày suy nghĩ của em về ha ý kiến trên. Qua đó em có nhắn gửi gì với bạn mình khi bắt gặp những ý kiến khác nhau về một vấn đề trong cuộc sống
“Trong hoạn nạn, Covit-19 hoành hành bất ngờ, tạo tác, chính quyền và các cơ quan chuyên môn gồng mình quá sức, bao phận người cơ cực, khốn đốn không kịp trở tay thì tình người đã tỏa sáng. Những ân tình ấy đã làm cho con người tin tưởng và yêu thương nhau hơn, đoàn kết hơn để vì mục đích chung: Chiến thắng địch bệnh. Nhiều tỉnh thành trong cả nước , Bộ Y tế, các đơn vị công an, bộ đội ở trung ương đã tập trung lực lượng về Bắc Giang chống dịch. Điều đó làm rưng rưng trái tim người dân Bắc Giang. Các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức và nhiều cá nhân trong và ngoài tỉnh đã góp kinh phí, hàng hóa cùng chính quyền, các cơ sở y tế chống dịch. Nhiều hội nhóm, hội đoàn làm công tác cứu trợ thiện nguyện đã xuất hiện ngày một nhiều ở các địa phương có dịch nhằm giúp đỡ những người khó khăn. Bên cạnh đó nhân dân ủng hộ một số lượng lớn gạo, mì tôm, nước uống để cứu trợ giúp đỡ các công nhân khó khăn, các đối tượng phải cách li tập trung”
(Bắc Giang – nóng bỏng những ngày chống dịch”, Nguyễn Thị Mai Phương, Bảo Văn nghệ, 29/5)
Câu 1(0.5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2(0.5đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1.0đ): Chi ra và nêu hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Những ân tình ấy và làm cho con người tin tưởng và yêu thương nhau hơn, đoàn kết hơn để vì mục đích chung: Chiến thắng dich bệnh."
Câu 4 (1.0 đ): Nêu một thông điệp chọn thông điệp đó, có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ đoạn trích. Lí giải vì sao em lựa
Nêu biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần
Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.
(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.
(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.
(Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?
Câu 3: em đã bao giờ rơi váo tình huống bất mãn, cảm thấy bố mẹ không hiểu mình chưa? Theo em, trong tình huống đó, cần làm gì để tìm được tiếng nói chung giữa mình và bố mẹ?
“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”
Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”
Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.