1. Hiện tượng băng tan
Một nghiên cứu phát hiện rằng khi mùa Hè tới, tảng băng lớn dày 3,5km ở Greenland, Bắc Cực tan chảy rất nhanh, với tốc độ này thì đến cuối thế kỷ 21, gần nửa tảng băng sẽ không còn nữa. Các nhà nghiên cứu khác dự đoán toàn bộ lãnh thổ Bắc Cực sẽ không có băng suốt mùa Hè chỉ trong vòng hơn 1 thế kỷ nữa. Vì nơi đây chìm trong nước và các dòng hải lưu đã thúc đẩy nhanh quá trình băng tan.
Mặt khác, những tảng băng lớn nhỏ ở Nam Cực gần như quanh năm không thay hình biến dạng. Chúng chỉ tan chảy vì hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Các chuyên gia cho biết, nếu như băng ở Nam cực tan chảy 1 ngày sẽ làm nước biển dâng thêm 60m.
2. Lỗ thủng tầng Ôzôn
Tầng Ôzôn rất quan trọng, nó bao bọc và bảo vệ Trái Đất tránh khỏi bức xạ Mặt Trời, nhưng ở 1 số nơi, nó đã bị phá hủy và thậm chí là không còn nữa. Nhưng hiện tượng thủng tầng Ôzôn không đồng nghĩa với việc xuất hiện các mối bất hòa về tự nhiên nơi đó. Tại Nam Cực, lỗ hổng tầng Ôzôn đã lớn gấp 3 lần bề mặt diện tích nước Mỹ, còn ở Bắc Cực thì tầng Ôzôn càng ngày càng mỏng hơn. Chính nhờ nhiệt độ cao hơn ở Bắc Cực đã ngăn chặn sự hình thành đám mây có thể phá hỏng tầng Ôzôn ở tầng bình lưu. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiệt độ ở tầng bình lưu đang dần dần giảm xuống sẽ gây thiệt hại đáng kể cho tầng Ôzôn ở nơi này.
3. Nhiệt độ và sự đóng băng
Nam Cực được coi là xứ sở lạnh nhất và còn lạnh hơn Bắc Cực. Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi lại trên Trái Đất là -86 độ C ở Vostok gần điểm Cực Nam. Trên thực tế nhiệt độ ở Nam Cực là quá thấp, khiến nhiều tảng băng nơi đây không bao giờ tan chảy, nhiệt độ trung bình trong năm là -49 độ C. Ngược lại thì Bắc Cực có nhiệt độ vào mùa đông là -34 độ C và mùa hè có thể tăng thêm vài độ.
4. Gấu và chim cánh cụt
Hầu hết mọi người vẫn nghĩ rằng loài gấu trắng Bắc Cực và chim cánh cụt cùng sẻ chia một môi trường sống. Thực tế chim cánh cụt lại sống ở khu vực Nam bán cầu, nơi đây không có sự xuất hiện của những kẻ săn mồi. Gấu Trắng là "vị vua cai trị" Bắc Băng Dương nên nếu như chim cánh cụt cùng sống tại cực Bắc với chúng thì nó sẽ trở thành con mồi.
5. Dầu mỏ - "vàng đen"
Bạn có biết gần nửa số mỏ dầu còn lại của thế giới nằm dưới lớp băng trong Bắc Cực. Ước tính có khoảng 10 tấn dầu thô trải dài gần 1.800km. Các mỏ dầu tồn tại dưới lớp vỏ lục địa ở Nam Cực cũng nhiều, tuy nhiên hoạt động khai thác đã bị ngăn chặn.
6. Vùng đất không có người
Hiếm khi thấy có ai đặt chân tới lãnh địa Nam Cực chỉ trừ những người đi làm nghiên cứu tại đây. Ngược lại với Nam Cực thì Bắc Cực có hơn 4.000.000 người sinh sống, có 2 làng nhỏ và một số nơi như: Barrow, Alaska; Tromso, Na Uy; Murmansk và Salekhard, Nga.
7. Băng tồn tại khắp mọi nơi
Lục địa Nam Cực "làm chủ" của hơn 90% băng trên Trái Đất, nó chiếm tới 3/4 lượng nước ngọt dự trữ. Do thực tế này, đôi khi người ta có ý tưởng sẽ sử dụng các tảng băng để cung cấp nước cho những nơi khô cằn. Trong khi đó Bắc Cực lại có ít băng hơn Nam Cực.
8. Lục địa và Đại Dương
Về cơ bản, Bắc Cực là nước biển bị đóng băng, còn Nam Cực là lục địa tách rời, nó có dạng địa hình thung lũng, núi, hồ và được bao quanh bởi Đại Dương. Ở Nam Cực còn tồn tại ngọn núi lửa nổi tiếng Erebus (ảnh trên).
9. Những cơn lốc xoáy
Có những hiện tượng xảy ra ở 2 địa cực, đó là những cơn lốc xoáy, nó được hình thành ở phần giữa và phần trên của tầng đối lưu và tầng bình lưu. Ở Nam Cực, lốc xoáy mạnh hơn và kéo dài hơn Bắc Cực vì các vùng đất rộng lớn tập trung ở vĩ độ cao của Bắc cực, tạo ra lớp khí quyển làm giảm cường độ của lốc xoáy.
10. Tính từ trường và khoáng sản
Rất nhiều khoáng sản có thể được tìm thấy ở Nam cực như: niken, vàng, bạc, bạch kim, sắt nhưng lại không tồn tại ở Bắc cực.
Từ trường của Trái Đất có 2 cực từ và không trùng với 2 cực địa lý. Các cực từ thường có vị trí không ổn định và đảo ngược theo chu kỳ. Các cực từ phía Nam của từ trường đang di chuyển theo hướng Đông với tốc độ 55-60km mỗi năm. Còn cực từ ở phía Bắc di chuyển theo hướng Tây với 10-15km mỗi năm.