Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
❤к-ρ๏ρ⁀ᶦᵈᵒᶫ❤

Nêu những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản

Hanh Tran Mai
17 tháng 1 2019 lúc 12:45

Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.


 

 Giải pháp : 
- Áp dụng Khoa học - Kỹ thuật vào công cuộc khai thác khoáng sản 
- Không khai thác bừa bãi 
- Cần tìm ra các nguồn khoáng sản năng lượng mới, để thay vào các nguồn khoáng sản cụ 
- Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm 
- Sử dụng có mục đích chính đáng ...

cach khac phuc 
1 : can dua ra chien luoc khai thac hop li hon 
2 : ap dung khoa hoc ki thuat vao cong cuoc khai thac khoang san 
3 : han che khai thac va can tim ra cac nguon nang luong moi , de nham thay the cac nguon nang luong cu 
4 : nhap khau khong san tu cac quoc gia khac 

Cách khắc phục: 
- cần có chính sách đúng đáng hơn về vân đề này,can nhin nhận một cách chính xac hơn về nguồn khoáng san of we. 
- can tuyên truyên vận động toan dân sử dụng tiêt kiện,sử dụng có muc đích chính đáng. 
- phai phát triển các cơ sở nhỏ để tân dụng sử dụng các nguồn w đó. 

My little heart
17 tháng 1 2019 lúc 20:16

Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta

cô của đơn
17 tháng 1 2019 lúc 20:57

Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên là nguồn có hạn và hầu hết không tái tạo đượcVì vậy, cần phải được quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái; là mối quan hệ giữa bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản với phát triển khai thác và sử dụng khoáng sản.

Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng và đa dạng về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. Trong đó, Điện Bàn là huyện có nhiều sông lạch có trữ lượng khoáng sản cát lòng sông tương đối lớn đã được các cấp thẩm quyền quy hoạch và cấp phép hoạt động khai thác.

Do đó, cách tốt nhất để quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả là chuyển hóa tài nguyên khoáng sản từ những giá trị nguyên thủy thấp nhất sang giá trị cao nhất; tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn cộng đồng xã hội trong quản lý, sử dụng, tạo các nguồn lực phát triển trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, làm sao để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên có hạn của đất nước; góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, có được nguồn kinh phí đầu tư cho cải tạo môi trường sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng quanh khu vực khai thác và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có tài nguyên khoáng sản khai thác.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, một số giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện cần đặc biệt được chú trọng và quan tâm triển khai thực hiện, như sau:

Một là: Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TU ngày 13/4/2011 của Tỉnh ủy và Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 15/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường các biện pháp nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên khoáng sản; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện đúng các quy định của pháp luật; vận động và nâng cao ý thức tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái và lợi ích của cộng đồng đến mọi tầng lớp nhân dân.

Hai là: Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền từ huyện đến xã; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

Đây là vấn đề then chốt, cần đặc biệt được quan tâm và chú trọng; là cơ sở để xác định và làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm; là thước đo để đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản.

Thực tế cho thấy rằng, trong những năm qua địa phương nào có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản thì tình trạng hoạt động khoáng sản trên địa bàn đó sẽ được hạn chế. Ngược lại, địa phương nào chưa thật sự quan tâm hoặc buông lỏng công tác quản lý thì tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương đó thường xuyên xảy ra, nếu không kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý thì tình trạng trên sẽ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Ba là: Ban hành các văn bản quản lý thuộc thẩm quyền chỉ đạo các cấp, các ngành và UBND các xã, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; thường xuyên theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện, kịp thời chấn chỉnh, giải quyết những thiếu sót, vướng mắc.

Bốn là: Tăng cường và thường xuyên duy trì công tác kiểm tra, truy quét, xử lý kiên quyết và nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện các biện pháp đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản chấp hành đúng các quy định: Hoạt động khai thác phải có giám đốc điều hành mỏ; báo cáo hoạt động khai thác định kỳ theo quy định; thả phao mốc giới tọa độ vùng mỏ trong quá trình khai thác và kịp thời khôi phục mốc giới khu vực được phép khai thác khi có biến động; thành lập tổ bảo vệ và đưa trạm kiểm soát vào khu vực mỏ được cấp phép để theo dõi, giám sát; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý khai thác đúng mốc giới tọa độ vùng mỏ; thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và phục hồi môi trường, môi sinh sau quá trình khai thác...

Năm là: Tiếp tục chỉ đạo UBND các xã có trạm chốt chặn nâng cao vai trò trách nhiệm trong quản lý và bố trí lực lượng thường trực cả ngày lẫn đêm để kiểm tra, theo dõi, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản.

Sáu là: Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết và tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản.

Tiếp tục triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến công khai chủ trương của tỉnh về lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Thành lập và kiện toàn Tổ bảo vệ, quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường; triển khai thực hiện có hiệu quả phương án, kế hoạch đã đề ra.

Có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép và phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.

Bảy là: Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ra các sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản hoặc tiếp tay, bao che cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái phép.

Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý. 

Tám là: Kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh có kế hoạch truy quét và phối hợp truy quét đối với những địa bàn vùng giáp ranh giữa các huyện và thành phố; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động lưu hành đối với các phương tiện ghe thuyền tham gia khai thác, vận chuyển khoáng sản cát lòng sông nhưng không đăng ký, đăng kiểm, chở quá tải, quá khổ và kiểm tra giấy phép sử dụng vùng nước đường thủy nội địa tại khu vực bãi tập kết vật liệu xây dựng của các địa điểm kinh doanh cát sạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Điện Bàn nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung.

Chín là: Hằng năm tổng kết đánh giá, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Không xét thi đua, khen thưởng đối với các các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ góp phần tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; khắc phục được tình trạng buông lỏng công tác quản lý địa bàn; kịp thời ngăn chặn và hạn chế được hoạt động khoáng sản trái phép; bảo vệ được tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; góp phần khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả./.

Nguyễn Lương Phương Thảo
17 tháng 1 2019 lúc 21:56

Thực trạng quản lý và khai thác

So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam có những lợi thế quan trọng về tài nguyên khoáng sản. Hiện cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác. Nhưng do quản lý thiếu chặt chẽ nên tình trạng khai thác thiếu quy hoạch, rất bừa bãi đối với các mỏ nhỏ, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, hủy hoại môi trường, thảm thực vật, gây sự cố môi trường như sạt lở, sập hầm lò…

Đặc biệt, các mỏ nhỏ nằm phân tán ở các địa phương không được quản lý thống nhất, đồng bộ nên tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường càng trầm trọng hơn. Bên cạnh việc làm lãng phí tài nguyên do không tận thu được hàm lượng khoáng sản hữu ích, việc khai thác bằng công nghệ lạc hậu còn gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển.

Bên cạnh đó, phương thức chế biến và và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như tiêu dùng còn nhiều bất cập, chưa thân thiện với môi trường nên đã và đang tác động xấu đến nhiều vùng trong cả nước, đe dọa đến sự phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống xã hội trong hiện tại và tương lai.

Trữ lượng hạn hẹp

Nếu so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nhiều loại khoáng sản. Có thể kể đến như Dầu khí, Than, Sắt, Titan, Bauxit, Vàng, Đất hiếm, Apatit, Đá vôi xi măng, Đá xây dựng.

Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, từ độ sâu 30m đến 100m nước vùng bờ biển, các nhà khoa học đã phát hiện một số mỏ sa khoáng có ý nghĩa kinh tế như các mỏ chứa Inmenit, Rutin, Monazit, Ziacon, Vàng, Croom, Titan, sắt ,...

Tuy vậy, khi đánh giá về tiềm năng khoáng sản Việt Nam , các nhà khoa học đều cho rằng nước ta có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết không nhiều. Đơn cử như dầu khí đã khai thác trên 300 triệu tấn, với sản lượng khai thác gần 20 triệu tấn quy dầu/năm, thì lượng dầu khí chỉ khai thác được chừng 30 năm nữa sẽ cạn kiệt.

Một số loại khoáng sản như bauxit, đất hiếm…Việt Nam có dự báo đạt tầm cỡ thế giới, nhưng thế giới cũng có nhiều và không có nhu cầu tiêu thụ lớn. Điều đó có nghĩa là loại khoáng sản thế giới cần thì Việt Nam lại không có. Đây là vấn đề phải được quan tâm nghiên cứu đánh giá khách quan giữa cung và cầu, để có chiến lược sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.

Đề xuất giải pháp

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi-Trường Đại học Luật Hà Nội và Tiến sĩ Phạm Quang Tiến-Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Nhằm mục đích sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền vững, lâu dài nguồn lực khoáng sản phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết phải tiến hành công tác kiểm kê tổng thể số lượng, trữ lượng các mỏ đã có và khai thác trên phạm vi cả nước. Làm cơ sở đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về tiềm năng tài nguyên khoáng sản đẩy mạnh công tác điều tra, tìm kiếm, thăm dò để phát hiện mỏ mới. Đi đôi với việc Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về đấu thầu quyền thăm dò, khai thác đối với các mỏ. Đồng thời quy hoạch một cách cụ thể từng loại khoáng sản. Có biện pháp tăng cường việc sử dụng các phương pháp tiên tiến trong khai thác, chế biến sâu nhằm năng cao hiệu quả kinh tế, tránh được xuất khấu thô, loại bỏ được nạn “quặng tặc”…

Mặt khác sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật thực hiện có hiệu quả Luật Khoáng sản. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên khoáng sản từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng quy hoạch thống nhất sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ làm trước, mỏ khó bỏ lại; tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ.

Về kỹ thuật: Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến để tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường. Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng các loại quặng có hàm lượng thấp, góp phần giảm thiểu tối đa khối lượng đất đá thải; thu hẹp diện tích bãi thải; thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải quặng vừa làm sạch môi trường lại vừa tránh được lãng phí tài nguyên.


Các câu hỏi tương tự
❤к-ρ๏ρ⁀ᶦᵈᵒᶫ❤
Xem chi tiết
❤к-ρ๏ρ⁀ᶦᵈᵒᶫ❤
Xem chi tiết
sky dragon
Xem chi tiết
phantronghaidang
Xem chi tiết
Lê Hồ Giang
Xem chi tiết
Bảo Nam Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Vân Mỹ
Xem chi tiết
Maii Anhh
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết