Hai câu thơ là bức tranh thiên nhiên và con người nơi đèo Ngang. Trong 2 câu thơ trên, bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng 2 từ láy tượng hình giàu giá trị gợi cảm, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, đưa hai từ láy này lên đầu câu để nhấn mạnh ý. Từ láy "lom khom" gợi ra tư thế cúi thấp để đốn, chặt củi của những người tiều phu, qua đó gợi ra sự vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của những người lao động nơi đây. Từ láy "lác đác" gợi ra sự thưa thớt, vắng vẻ, ít ỏi của mấy nhà chợ ven sông. Từ đó, tô đậm thêm tính chất hoang sơ, thưa vắng, dấu hiệu sự sống con người. Hai câu thơ cho ta thấy cảnh buồn, hiu hắt, tâm trạng cô đơn của nữ sĩ khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang, lời thơ mang nặng sự hoài cổ, hoài hương của thi nhân
Mất 10' tui nghĩ nên ủng hộ tui nha?
từ láy lom khom , lác đác :
- lom khom gợi tả dáng vẻ tư thế cúi người nhưng vẫn chuyển động gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả của những con người lao đọng
- lác đác chỉ sự vắng vở thưa thớt , ít chợ gợi lên hình ảnh đời sống vất vả nơi đèo ngang
từ vài , lác đác, mấy chỉ sự ít ỏi gợi lên sự cô đơn của bà huyện thanh quan
2 câu thơ còn sử dụng hiện tượng đảo ngữ
nét đặc sắc là :
+ Dùng từ láy : lom khom, lác đác chỉ sự ít ỏi thưa thới diễn tả nỗi buồn ( về tâm trạng ) và cảm giác bâng khuâng trước cảnh vật hoang sơ và sự bỡ ngỡ trước thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn