Câu 1. Chức năng của phần mềm trình chiếu là
A. Soạn thảo và lưu trữ văn bản trên máy tính.
B. Nhập dữ liệu và thực hiện tính toán đối với dữ liệu kiểu số.
C. Tạo bài trình chiếu lưu trên máy tính dưới dạng tệp tin.
D. Tạo bảng trình chiếu và trình chiếu nó.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng.
A. Trang đầu tiên của bài trình chiếu là trang tiêu đề: cho biết chủ đề của bài trình chiếu
B. Trang nội dung thường có tiêu đề và nội dung.
C. Các phần mềm trình chiếu không có sẵn mẫu bố trí nội dung trên trang trình chiếu .
D. Tiêu đề trang giúp làm nổi bật nội dung cần trình bày trên trang trình chiếu.
Câu 3. Cho 2 hình ảnh sau: Hãy cho biết văn bản trong hình ảnh được tổ chức theo cấu trúc phân cấp là:
Hình 1 Hình 2
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Cả hình 1 và hình 2 D. Không có hình nào
Câu 4. Trong phần mềm trình chiếu có những định dạng nào:
A. Phông chữ, kiểu chữ, màu chữ.
B. Phông chữ, kiểu chữ, màu chữ, màu nền.
C. Phông chữ, kiểu chữ, màu chữ, màu nền, căn lề,...đề có kiểu định dạng giống như phần mềm soạn thảo văn bản .
D. Phông chữ, màu nền, căn lề.
Câu 5. Phát biểu nào đúng khi thực hiện định dạng trong phần mềm trình chiếu.
A. Trong trình chiếu không nên định dạng màu chữ và màu nền đối với nội dung cần trình chiếu vì làm cho nội dung lòe loẹt người xem mất tập trung.
B. Màu nền và định dạng cần thống nhất. Không nền dùng nhiều màu nền và màu chữ trên một trang.
C. Màu nền và màu chữ chỉ được sử dụng 2 màu là đen và trắng.
D. Sử dụng nhiều kiểu phông chữ trên một trang trình chiếu để nội dung được trình chiếu thêm phong phú.
Câu 6. Để sao chép nội dung văn bản từ phần mềm Word sang phần mềm trình chiếu có thể thực hiện tổ hợp phím nào?
A. Ctr + X và Ctrl + V B. Ctr + C và Ctrl + V.
C. Ctr + Z và Ctrl + Y D. Ctr + C và Ctrl + Y
Câu 7. Hiệu ứng đối tượng là hiệu ứng cho
A. các đối tượng trên các trang chiếu. B. các hình ảnh trên các trang chiếu.
C. các văn bản trên các trang chiếu. D. các trang chiếu.
Câu 8. Hiệu ứng động trên trang trình chiếu gồm:
A. Hiệu ứng trang chiếu.
B. trang chiếu và hiệu ứng đối tượng.
C. Hiệu ứng chuyển trang chiếu và hiệu ứng cho đối tượng.
D. Hiệu ứng cho đối tượng.
Câu 9. Để lưu kết quả bài trình chiếu thực hiện, nháy vào biểu tượng nào dưới đây
A. . B. . C. . D. .
Câu 10. Phần mở rộng của tệp trình chiếu là
A. .docx. B. .pptx. C. .ppt. D. .doc.
Câu 11. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một nửa đầu danh sách đã cho.
B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần hoặc giảm dần.
C. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một nửa cuối danh sách đã cho.
D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Câu 12. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?
A. Chia đôi dữ liệu thành 2 nửa, tìm kiếm ở nửa đầu và nửa sau của danh sách.
B. Bắt đầu tìm từ vị trí bất kì của danh sách.
C. Chia nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm.
D. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét lần lượt các mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
Câu 13. Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu tìm kiếm từ vị trí nào của danh sách đã được sắp xếp?
A. Vị trí đầu B.Vị trí giữa. C. Vị trí cuối. D. Bất kì vị trí nào.
Câu 14. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, tại mỗi bước, so sánh giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa danh sách, nếu nhỏ hơn thì tìm trong nửa nào của danh sách?
A. nửa đầu. B. bất kì. C. ở cuối. D. nửa sau.
Câu 15. Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách
A. So sánh các số với nhau trong danh sách và nhặt ra số nhỏ nhất.
B. So sánh các số với nhau trong danh sách và nhặt ra số nhỏ nhất.
C. hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ
tự.
Câu 16. Thuật toán sắp xếp chọn là:
A. So sánh các số bất kì với nhau trong danh sách sau đó đỏoi chỗ cho nhau để có thứ tự tăng dần hoặc giảm dần
B. Chọn phần tử giữa. Chia dãy số ra làm đôi, sắp xếp nửa đầu và nửa sau của dãy theo thứ tăng dần hoặc giảm dần so với phần tử ở giữa
C. Xét từng vị trí từ đầu đến cuối dãy, so sánh trực tiếp phần tử ở vị trí được xét với phần tử phía sau nó và hoán đổi nếu chúng chưa đúng thứ tự.
D. So sánh trực tiếp phần tử ở vị trí được xét với phần tử phía sau nó và hoán đổi nếu chúng chưa đúng thứ tự.
Câu 17. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân khi giá trị cần tìm kiếm nhỏ hơn giá trị giữa thì cần tìm kiếm tại :
A. Nửa đầu của dãy
B. Nửa sau của dãy
C. Không tìm kiếm nữa.
D. Tiếp tục tìm kiếm.
Câu 18. Để thực hiện tìm kiếm nhị phân cho dãy số sau. Vị trí giữa của dãy là:
Vị trí | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Giá trị | 1 | 5 | 6 | 7 | 10 | 11 |
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 19. Để thực hiện tìm kiếm nhị phân cho dãy số sau. Vị trí giữa của dãy là:
Vị trí | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Giá trị | 1 | 5 | 6 | 7 | 10 | 11 | 15 |
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 20. Đối với dãy số đã sắp xếp nên sử dụng thuật toán tìm kiếm nào tối ưu hơn?
A. Tuần tự. B. Nhị phân. C. Nổi bọt. D. Lựa chọn.
Câu 21: Vị trí giữa của vùng tìm kiếm được xác định:
A. Phần nguyên của (vị trí đầu + vị trí cuối)x2.
B. Phần dư của (vị trí đầu + vị trí cuối)/2.
C. Phần nguyên của (vị trí đầu + vị trí cuối) / 2.
D. Phần nguyên của (vị trí cuối - vị trí đầu)/2.
Câu 22: Cho dãy số sau: Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 6. Em hãy cho biết thực hiện vòng lặp đầu tiên. Số 6 nằm ở vị trí nào của dãy số.
Vị trí | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Giá trị | 1 | 5 | 6 | 7 | 10 | 11 |
A. nửa trước B. nửa trước C. Không có số 6 D. Nửa sau.
Câu 23. Giả sử cần phải sắp xếp dãy số 3, 4, 1, 5, 2 theo thuật toán sắp xếp chọn, hãy cho biết kết quả của vòng lặp thứ nhất để sắp xếp theo thứ tự tăng dần?
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 3, 1, 4, 5, 2. C. 2, 3, 4, 1, 5. D. 1, 4, 3, 5, 2.
Câu 24. Giả sử cần phải sắp xếp dãy số 3, 5, 1, 4, 6 theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, hãy cho biết kết quả của vòng lặp thứ nhất để sắp xếp theo thứ tự tăng dần?
A. 3, 1, 4, 5, 6 B. 3, 1, 5, 4, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6 D. 1, 6, 3, 4, 5.
Câu 25. Đối sắp xếp dãy số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn bằng thuật toán sắp xếp chọn. Nếu phần tử được xét nhỏ hơn phần tử đầu tiên thì
A. Chọn giá trị lớn nhất. B. Hoán đổi giá trị được xét với phần tử đầu tiên
C. Chọn giá trị nhỏ nhất. D. Bỏ qua và so sánh phần tử tiếp theo.
Câu 26. Để tìm kiếm tên khách hàng một cách dễ dàng trong một danh sách khách hàng ta thực hiện thao tác?
A. Soạn danh sách khách hàng xếp theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
B. Soạn danh sách khách hàng không cần theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
C. Soạn danh sách khách hàng xếp theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân.
D. Soạn danh sách khách hàng không cần theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân.
Phần mềm nào có sẵn khi cài đặt hệ điều hành Windows và cho phép em xử lý dữ liệu dạng hình ảnh tập dữ liệu của phần mềm ấy có phần mở rộng là gì
Câu 10. Chọn phát biểu không đúng?
A. Chỉ có kiểu số liệu số thì phần mềm bảng tính nhận dạng được.
B. Muốn nhập công thức vào ô tính cần gõ dấu “=” đầu tiên, sau đó gõ biểu thức.
C. Chức năng tính toán tự động của phần mềm bảng tính còn được thể hiện khi sao chép công thức.
D. Trong phần mềm bảng tính, các phép toán đơn giản là phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/) và lũy thừa (^).
Chọn phát biểu không đúng?
A. Chỉ có kiểu số liệu số thì phần mềm bảng tính nhận dạng được.
B. Muốn nhập công thức vào ô tính cần gõ dấu “=” đầu tiên, sau đó gõ biểu thức.
C. Chức năng tính toán tự động của phần mềm bảng tính còn được thể hiện khi sao chép công thức.
D. Trong phần mềm bảng tính, các phép toán đơn giản là phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/) và lũy thừa (^).
1. Nhận biết được chương trình bảng tính là gì?
2.Nhận biết các thành phần trong màn hình chính của bảng tính?
3. Biết được ứng dụng của thanh công thức và nhập dữ liệu vào trang tính?
4.Nêu được các dạng dữ liệu trong bảng tính?
5.Biết được các hàm cơ bản của chương trình bảng tính. Biết cách sử dụng các hàm đó?
6.Hiểu được chương trình bảng tính dùng để làm những việc gì?
7. Hiểu được khi nào thì sử dụng chương trình bảng tính?
8.Hiểu được thế nào là địa chỉ ô, khối?
9. Hiểu được khi nào cần sử dụng hàm, sử dụng công thức trong bảng tính?
10. Biết được kí hiệu các phép toán trong công thức, cách chọn các đối tượng trên trang tính?
11. Sử dụng công thức cho 1 tình huống cụ thể?
12.Sử dụng được các hàm trong bảng tính theo yêu cầu?
câu 5: sắp xếp dữ liệu là gì? nêu các thao tác thực hiện?
câu 6: lọc dữ liệu là gi? nêu các thao tác thực hiện?
câu 7: chức năng các nút lệnh mà em đã học?
thiết bị quang học OCR có thể đọc được dữ liệu ,xử lí và lưu trữ dữ liệu,có cổng để đưa dữ liệu ra .Tại sao nó vẫn không được xem là tương đồng với máy tính.
nhanh lên giúp mình với mình sắp thi r=')))
Lý thuyết:
Câu 1: Hãy nêu khái niệm định dạng trang tính, kể tên các nút lệnh định dạng trang tính, nói rõ tác dụng của từng nút lệnh.
Câu 2: Nêu khái niệm sắp xếp và lọc dữ liệu, mục đích của việc sắp xếp và lọc dữ liệu trên trang tính.
Câu 3: Kể tên các nút lệnh sắp xếp và lọc dữ liệu, vẽ biểu tượng nhận diện các nút lệnh đó. Nêu thao tác thực hiện.
Câu 4: Hãy nêu khái niệm trình bày dữ liệu bằng biểu đồ, kể tên các dạng biểu đồ thông dụng, tác dụng của từng loại biểu đồ đó.
Câu 5: Hãy nêu lợi ích của việc xem trước khi in, tác dụng của việc điều chỉnh ngắt trang trên trang tính.
Câu 6: Kể tên một số các nút lệnh trình bày và in trang tính mà em đã được học.
Tự luận
Câu 1: Hãy nêu thao tác định dạng trang tính có cỡ chữ 19, màu chữ xanh, kiểu chữ đậm gạch chân.
Câu 2: Trình bày thao tác cài đặt trang tính có lề trên, lề dưới 1.2cm, lề trái 2.5cm lề phải 1.5cm
Câu 3: Trình bày thao tác cài đặt trang tính có hướng giấy ngang.
Câu 4: Trình bày thao tác điều chỉnh ngắt trang tính
Câu 5: Cho bảng tính như hình
a) Sử dụng công thức hoặc hàm thích hợp để tính số tiền mỗi lớp, tổng cộng,TB mỗi lớp ủng hộ, số tiền ủng hộ nhiều nhất và ít nhất.
b) Hãy nêu thao tác Sắp xếp dữ liệu cột số tiền mỗi lớp theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần.
c) Hãy nêu thao tác định dạng cột B và C có màu chữ đỏ, kiểu chữ đậm nghiêng. Cỡ chữ 17.
d) Nêu thao tác đưa ra thông tin của lớp ở vị trí STT thứ 3.
e) Vẽ biểu đồ thích hợp để so sánh số tiền của mỗi lớp trong việc ủng hộ bão lụt.
1.nêu cách thiết lập đặt lề trái cho trang in ?
2.để tạo biểu đồ ta sử dụng nút lệnh nào ?
3.để chon hướng giấy in đứng,hướng giấy in ngang ta dùng nút lệnh nào ?
4.để sử dụng dữ liệu trong cột được sắp xếp giảm dần hoặc tăng dần ta sử dụng nút lệnh nào ?
5.để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu ,em sử dụng dạng biểu đồ nào ?
Nêu tác dụng của phần mềm trang tính có 6 vị trí quan trọng.
1- Thanh công cụ
2- Vùng nhập liệu
3- Cột ghi tên hàng
4- hàng ghi tên cột
5- Khu vực hiện thi dữ liệu
6- vùng ghi tên trang tính