Tham khảo :
Ở 4 dòng thơ đầu, nhà thơ kể chuyện về những vất vả, cùng thơi gian in hằn lên mái tóc của mẹ
Tác dụng: Tá giả so sánh nỗi buồn vs những sợi tóc bạc của mẹ để làm nổi bật lên những vất vả, lo toan, nhọc nhằn, hi sinh vì con của mẹ. Mẹ phải vất vả với công việc, với thời gian, nhưng vẫn luôn dành thời gian, dành tình cảm lo lắng cho con cái của mình. Qua đó thể hiện tình cảm của người con dành chô mẹ của mình.
Câu thơ miêu tả hình ảnh chan chứa kỉ niệm đẹp giữa mẹ và người con. Khi đó, tóc mẹ bạc còn ít, người con còn nhổ tóc sâu cho mẹ đỡ bị ngứa. Mái tóc ấy là mái tóc của mẹ, là hình ảnh cho những yêu thương, những hi sinh, những tình cảm mà mẹ dành cho con.
Điều Ước gì của người con ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ: Niềm ước ao của chủ thể trữ tình thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa bởi người con không cầu mong gì cho mình mà tất cả điều tốt đẹp mong có được đều dành cho mẹ. Người mẹ sẽ rất hạnh phúc khi con mình biết nhận ra những sai lầm và quyết tâm sửa chữa. Nhưng có lẽ điều ấy là không thể, tóc mẹ không thể xah thêm một lần nữa.
Phần II
Đoạn thơ tràn đầy cảm xúc đã gợi cho người đọc suy nghĩ về ý nghĩa việc tri ân sâu sắc với đấng sinh thành trong cuộc sống con người. Tri ân có nghĩa là ghi nhớ, tưởng nhớ, báo đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục suốt bao nhiêu năm thắng đối với cha mẹ. Những công lao trời bể ấy chúng ta phải nhớ, phải báo đáp bởi lẽ cha mẹ là người đã hi sinh tất cả những gì tốt đẹp nhất cho mình, là người mang nặng đẻ đau, là người nuôi nấng, bảo ban ta không chỉ năm tháng thơ ấu mà còn đến khi con trưởng thành. Tri ân đáng sinh thành có ý nghĩa rất to lớn. Trước hết, nó thể hiện đạo lí làm người của dân tộc, của mỗi con người. Từ trước đến nay, chữ hiếu vẫn là nét đạo lí quan tọng nhất, thể hiện đạo lí của mỗi con người. Chữ hiếu gắn liền với việc báo đáp, tri ân công ơn của cha mẹ. Không những thế, việc làm ấy còn thể hiện nét đẹp nhân cách của mỗi con người. Đó là biểu hiện của con người biết sống theo luân thường đạo lí, biết ghi nhớ và biết trả ơn. Tục ngữ xưa cũng nhắc nhở ta rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nếu ngay đến cha mẹ ta mà ta còn không báo đáp được thì huống chi là đến những người xa lạ đã giúp đỡ ta. Tri ân còn thể hiện tình cảm của co cái dành cho cha mẹ của mình. Cha mẹ đã vất vả suốt bao tháng năm, đến lúc về già, con cái nên để cho cha mẹ không phải buồn phiền mà luôn vui vẻ, an nhàn là một trong những hành động thể hiện ý nghĩa của tri ân. Vì vậy, chúng ta , mỗi người con hãy ghi nhớ lấy công lao, những hi sinh của cha mẹ dành cho ta để có thể có những hành động tri ân đẹp nhất.
TÓC CỦA MẸ TÔI (Phan Thị Thanh Nhàn) Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dại mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)