tham khảo
Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê.
* Ý nghĩa:
- Phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và của cả tổng thể;
- Mô tả mối liên quan mật thiết giữa các số liệu thống kê;
- Làm cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau một cách dễ dàng...
2) Kết cấu của bảng thống kê:
+ Về hình thức
- Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các tài liệu con số.
- Hàng ngang cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh số thứ tự.
- Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê.
- Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng.
Có 2 loại tiêu đề:
Tiêu đề chung: Tên bảng.
Tiêu đề nhỏ (mục): Tên hàng, cột.
- Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi số liệu phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Hình thức của bảng được mô tả qua sơ đồ sau:
* Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải thích.
- Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ tổng thể nghiên cứu được phân thành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, loại hình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau. Hay nói cách khác, phân chủ đề thể hiện tiêu thức phân tổ các đơn vị tổng thể thành các tổ. Vị trí của phần này thường để ở bên phải phía dưới của bảng (tên của các hàng- tiêu đề hàng).
- Phần giải thích: Nội dung phần này gồm các chỉ tiêu giải thích về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (giải thích phần chủ đề của bảng). Vị trí của phần này thường để ở bên trái phía trên của bảng (tên của các cột- tiêu đề cột).
c) Nguyên tắc lập bảng thống kê:
Khi sử dụng bảng thống kê để trình bày các số liệu thống kê cần tôn trọng những vấn đề mang tính nguyên tắc như sau:
- Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn. Nếu bảng thống kê quá lớn (nhiều hàng, cột) có thể tách thành 2 hoặc 3 bảng nhỏ hơn;
- Các tiêu đề, tiêu mục nên ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu;
- Các hàng và các cột được ghi kí hiệu và đánh số;
- Các chỉ tiêu giải thích sắp xếp hợp lí;
- Cách ghi số liệu vào bảng thống kê theo quy ước sau:
(-): Không có tài liệu;
(...): Biểu thị số liệu còn thiếu có thể bổ sung;
(x) Biểu thị hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó;
Các đơn vị có cùng 1 đơn vị tính toán giống nhau phải ghi theo mức độ chính xác như nhau (0,1 hay 0,01...) theo nguyên tắc làm tròn số.
- Cuối bảng cần có ghi chú giải thích tài liệu trong bảng như nguồn tài liệu trích, cách tính...
d) Các loại bảng thống kê:
* Bảng đơn giản: Bảng thống kê mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ liệt kê các đơn vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc các thời gian khác nhau của quá trình nghiên cứu.
Thí dụ:
* Bảng tần số (bảng phân tổ): Là bảng thống kê mà tổng thể đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ để được chia thành các tổ theo 1 tiêu thức nào đó.
Bảng phân tổ thường bao gồm 2 cột tính toán là tần số và tần suất. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính hay tiêu thức số lượng, người ta thường đếm xem có bao nhiêu đơn vị có cùng một biểu hiện và so với tổng số quan sát thì số đơn vị có cùng biểu hiện này chiếm bao nhiêu phần trăm.
Thí dụ:
Bảng tần số có thể được phân tổ theo nhiều tiêu thức, khi đó người ta gọi là bảng tần số có ghép nhóm (có phân tổ)
Bảng phân tổ được dùng để:
- Nêu rõ kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng nghiên cứu;
- Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng.
* Bảng kết hợp: Là bảng trong đó tổng thể đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo 2 tiêu thức trở lên. Bảng kết hợp giúp ta phân tích sâu hơn về đối tượng đang nghiên cứu. Bảng kết hợp thường gặp ở các dạng sau:
- Bảng kết hợp 2 tiêu thức thuộc tính.
Thí dụ:
- Bảng kết hợp 3 tiêu thức định tính
Thí dụ: Số người lao động phân theo tình trạng việc làm của Hà Nội năm 2000 người ta đã kết hợp 3 tiêu thức định tính như tình trạng việc làm, tuổi quy định và giới tính ở bảng sau
tham khảo
Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê.
* Ý nghĩa:
- Phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và của cả tổng thể;
- Mô tả mối liên quan mật thiết giữa các số liệu thống kê;
- Làm cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau một cách dễ dàng...
2) Kết cấu của bảng thống kê:
+ Về hình thức
- Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các tài liệu con số.
- Hàng ngang cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh số thứ tự.
- Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê.
- Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng.
Có 2 loại tiêu đề:
Tiêu đề chung: Tên bảng.
Tiêu đề nhỏ (mục): Tên hàng, cột.
- Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi số liệu phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Hình thức của bảng được mô tả qua sơ đồ sau:
* Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải thích.
- Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ tổng thể nghiên cứu được phân thành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, loại hình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau. Hay nói cách khác, phân chủ đề thể hiện tiêu thức phân tổ các đơn vị tổng thể thành các tổ. Vị trí của phần này thường để ở bên phải phía dưới của bảng (tên của các hàng- tiêu đề hàng).
- Phần giải thích: Nội dung phần này gồm các chỉ tiêu giải thích về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (giải thích phần chủ đề của bảng). Vị trí của phần này thường để ở bên trái phía trên của bảng (tên của các cột- tiêu đề cột).
c) Nguyên tắc lập bảng thống kê:
Khi sử dụng bảng thống kê để trình bày các số liệu thống kê cần tôn trọng những vấn đề mang tính nguyên tắc như sau:
- Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn. Nếu bảng thống kê quá lớn (nhiều hàng, cột) có thể tách thành 2 hoặc 3 bảng nhỏ hơn;
- Các tiêu đề, tiêu mục nên ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu;
- Các hàng và các cột được ghi kí hiệu và đánh số;
- Các chỉ tiêu giải thích sắp xếp hợp lí;
- Cách ghi số liệu vào bảng thống kê theo quy ước sau:
(-): Không có tài liệu;
(...): Biểu thị số liệu còn thiếu có thể bổ sung;
(x) Biểu thị hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó;
Các đơn vị có cùng 1 đơn vị tính toán giống nhau phải ghi theo mức độ chính xác như nhau (0,1 hay 0,01...) theo nguyên tắc làm tròn số.
- Cuối bảng cần có ghi chú giải thích tài liệu trong bảng như nguồn tài liệu trích, cách tính...
d) Các loại bảng thống kê:
* Bảng đơn giản: Bảng thống kê mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ liệt kê các đơn vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc các thời gian khác nhau của quá trình nghiên cứu.
Thí dụ:
* Bảng tần số (bảng phân tổ): Là bảng thống kê mà tổng thể đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ để được chia thành các tổ theo 1 tiêu thức nào đó.
Bảng phân tổ thường bao gồm 2 cột tính toán là tần số và tần suất. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính hay tiêu thức số lượng, người ta thường đếm xem có bao nhiêu đơn vị có cùng một biểu hiện và so với tổng số quan sát thì số đơn vị có cùng biểu hiện này chiếm bao nhiêu phần trăm.
Thí dụ:
Bảng tần số có thể được phân tổ theo nhiều tiêu thức, khi đó người ta gọi là bảng tần số có ghép nhóm (có phân tổ)
Bảng phân tổ được dùng để:
- Nêu rõ kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng nghiên cứu;
- Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng.
* Bảng kết hợp: Là bảng trong đó tổng thể đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo 2 tiêu thức trở lên. Bảng kết hợp giúp ta phân tích sâu hơn về đối tượng đang nghiên cứu. Bảng kết hợp thường gặp ở các dạng sau:
- Bảng kết hợp 2 tiêu thức thuộc tính.
Thí dụ:
- Bảng kết hợp 3 tiêu thức định tính
Thí dụ: Số người lao động phân theo tình trạng việc làm của Hà Nội năm 2000 người ta đã kết hợp 3 tiêu thức định tính như tình trạng việc làm, tuổi quy định và giới tính ở bảng sau