Đuối nước là tai nạn rất dễ xảy với trẻ nhỏ, đặc biệt trong mùa hè, khi trẻ nhỏ có nhiều hoạt động vui chơi giải trí và cách xa tầm mắt người lớn. Thực tế đuối nước thường xảy ra ở ngay gần nơi sinh sống của các em. Để giúp trẻ tránh xa tai nạn này, tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, khuyên cha mẹ cần nhắc con không chơi gần sát mặt nước. Khi vui chơi trên bờ, con cần đứng cách mặt nước ít nhất là 2 m.
Cha mẹ cũng nhắc con, khi có vật gì đó rơi xuống nước như đồ chơi, bóng..., tuyệt đối không tìm cách lấy lên. Chuyên gia dục lưu ý, nếu con đánh rơi đồ vật xuống nước thì cha mẹ cũng không được mắng. Vì khi cha mẹ mắng con do tiếc của, con sẽ hoảng sợ, lần sau đánh rơi đồ đạc xuống nước con sẽ cô lội xuống để lấy và rất dễ gặp tai nạn.
Bên cạnh tránh xa sông nước, cha mẹ cũng dặn con tuyệt đối không nhảy xuống cứu nếu có người bị đuối nước vì sức các con còn yếu. Việc con cần làm là ném cho người dưới nước một tấm gỗ, một tấm xốp lớn để họ bám vào và sau đó đi gọi người lớn đến cứu. Nếu có sợi dây dài, con hãy buộc thật chắc sợi dây lên một gốc cây gần đó và ném cho người dưới nước.
Khi con bơi, cần có người lớn đi cùng và phải bơi ở những địa điểm quy định như bể bơi, bãi biển (nơi được phép bơi lội). Những bãi tắm có vẻ rất ổn nhưng tiềm ẩn nguy hiểm, đội cứu hộ đã cắm cọc báo nguy hiểm thì tuyệt đối phải tránh xa, không được bơi lội ở đó. Con trẻ cũng như người lớn phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định ở bể bơi hay bãi tắm, tuyệt đối không tự ý làm những việc đã bị cấm tại các khu vực như vậy.
Cha mẹ lưu ý, trẻ nhỏ chỉ nên tắm ở nơi có mực nước ngang với ngực. Việc học bơi và thực hành bơi nên tiến hành dưới sự giám sát của các thầy cô giáo dạy bơi. Trước khi xuống nước bơi, trẻ em cũng như người lớn cần tập thể dục khởi động thật kỹ, tránh trường hợp bị chuột rút dưới nước, dễ gây tai nạn đuối nước.
Mùa hè cũng là mùa mưa bão, vì thế cha mẹ đừng quên dặn con đi học, đi chơi nếu gặp mưa lớn thì cần đi lên trên bậc thềm nhà ở ven đường, đứng đợi cơn mưa dứt hẳn rồi mới về hoặc chờ cha mẹ đến đón. Nếu thấy nước dâng lên thì phải đi lên nơi cao hơn. Nước dâng quá cao, con gọi những người dân sống ở những căn nhà mình đang đứng trú tạm để nhờ giúp đỡ.
Để tránh đuối nước, tiến sĩ Hương khuyên cha mẹ nên cho con đi học bơi từ khi còn nhỏ. Thực tế, ngay từ khi vài tháng tuổi, trẻ đã có thể học bơi và học rất nhanh. Các cha mẹ nên lựa chỗ học phù hợp và thường xuyên tạo điều kiện cho con tập luyện.
Không chỉ phòng tránh, con cũng cần được học cách xử trí nếu chẳng may bị đuối nước. Tiến sĩ Hương nhận xét, khi ở dưới nước mà không chạm được chân xuống đáy, trẻ sẽ vô cùng hoảng hốt. Các cha mẹ cần hướng dẫn con tập thả lỏng cơ thể dưới nước, nín thở. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm ở dưới nước, con có thể tự thả lỏng cơ thể và nín thở. Vì cơ thể người vẫn có không khí nên khi nín thở và thả lỏng người, cơ thể tự động nổi lên trên mặt nước. Lúc đó con chỉ khoát nhẹ tay để người trôi đi. Sau đó, con cố lái người vào bờ hoặc vào gần những vật nổi trên mặt nước như tấm gỗ lớn, phao bơi, hoặc xốp rồi ra tín hiệu bị đuối nước cho những người lớn ở gần đó biết để họ cứu giúp.
Theo báo cáo toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trong lứa tuổi 5-14. Mỗi ngày Việt Nam có khoảng 20 trẻ qua đời vì tai nạn này. Nam giới có khả năng bị đuối nước cao gấp hai lần so với nữ và trẻ em nông thôn có nguy cơ cao hơn.
Mới vào đầu hè 2015, cả nước đã xảy ra nhiều vụ đuối nước của học sinh, trong đó có những tai nạn rất thương tâm như 4 em bé tử vong bên rạch suối Sao (Vũng Tàu), do nhà ở gần hay ra đây chơi rồi trượt chân rơi xuống nước. Ngoài ra còn có vụ nữ sinh chết đuối khi tắm biển ở Quảng Nam.
Ngoài đuối nước, ngày hè, trẻ cũng dễ gặp các loại tai nạn như ngã do leo trèo, bỏng, điện giật... hơn do trẻ có nhiều thời gian vui chơi tự do không có sự giám sát của người lớn. Để phòng tránh những tai nạn này, cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con cẩn thận, nói với con về hậu quả của tai nạn để con sợ mà tránh. Cha mẹ nên dạy con kỹ năng sống ngay từ khi dưới 6 tuổi và tiếp tục để con tập làm việc nhà, chăm sóc bản thân mình khi đã lớn hơn.
Trả lời :
Lên mạng
~HT~
Một người bị chết đuối như thế nào?
Khi một người bị nước tràn vào mũi miệng làm cho không thở được thì sẽ bị đuối nước. Đuối nước lâu, não thiếu oxy, người đó sẽ bị chết ngạt. Như vậy, chết đuối là do nước sặc vào đường hô hấp gây phản ứng co thắt dẫn tới ngạt thở, gây tử vong.
Và ở những người biết bơi, bơi giỏi nhưng vì chủ quan, hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó… vẫn có thể bị đuối nước.
Vậy thì phải làm sao để tự cứu mình?
Hãy ghi nhớ kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”. Kỹ thuật này rất đơn giản, dễ nhớ, ai cũng có thể tập dượt trước trong tưởng tượng lẫn thực hành để phòng khi bị rơi xuống nước.
Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:
Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, tự biến mình thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng miệng.Với cách này, bạn có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu, hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn.
Như vậy mấu chốt là bạn phải bình tĩnh áp dụng được bài tập trên khi sự cố xảy ra. Thực ra, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, con người đã quen sống trong môi trường nước.
Hãy xem các bé tí hon bơi như thế nào!
Đến khi sinh ra, phản xạ bơi lội bẩm sinh vẫn còn, sau đó dần bị mất đi vì chủ yếu sống ‘trên cạn’ và không được rèn luyện. Khi tập 4 động tác nói trên, bạn sẽ thấy để giữ mình nổi trên nước không có gì là khó.
Để bảo vệ những người xung quanh trong mùa hè này, hãy chỉ họ biết cần phải làm sao nếu bị ngã xuống nước để tránh có điều đáng tiếc xảy ra nhé.
Ko bao h xuống nc,kb nha
NHƯNG ĐÂY LÀ BỊ RỒI CƠ
Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế./.