Bạn thấy môn nào phù hợp với mình thi thi thôi nha, nếu bạn mà thi môn đó thì bạn phải cố gắng nhiều hơn để bạn có thế đạt được giải cao hơn bạn mong đợi nha theo mình là như vậy còn chon là việc của bạn nha.
Bạn thấy môn nào phù hợp với mình thi thi thôi nha, nếu bạn mà thi môn đó thì bạn phải cố gắng nhiều hơn để bạn có thế đạt được giải cao hơn bạn mong đợi nha theo mình là như vậy còn chon là việc của bạn nha.
Các Bạn ơi có phải VẬT LÝ CHỈ CẦN TỪ 6,5 TRỞ LÊ TRONG KHI BA MÔN CHÍNH ĐƯỢC 8 PHẨY TRỞ LÊN LÀ HỌC SINH GIỎI KO . HELP MEE
Một học sinh đi xe đạp đều trong 10 min được 1,5km
a)Tính tốc độ của học sinh đó ra m/s và km/h
b)Muốn đi từ nhà đến trường,học sinh đó phải đi trong bao nhiêu min,nếu nhà cách trường 1,8km
Các bạn lớp 7 ơi, đã có ai thi khảo sát chất lượng đầu năm chưa?
Cho tui xin đề bài viết văn và đề anh năm nay với !
đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022 |
A. LÝ THUYẾT:
CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Sự truyền ánh sáng :
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)
- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Hình 1.
Ba loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )
+ Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.b )
+ Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.c )
Hình 1.a Hình 1.b Hình 1.c
3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng :
a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.
d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
CHỦ ĐỀ 2 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU
1. Gương phẳng :
- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.
- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng
- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .
- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới .
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
4. Ảnh của một vật qua gương phẳng.
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
5. Gương cầu lồi:
- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.
-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
6. Gương cầu lõm :
- Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .
- Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật .
- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .
- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG :
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. D. Để học sinh không bị chói mắt.
2. Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:
A.Giảm B. Tăng C. Không đổi D.Vừa tăng,vừa giảm
3. Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 450 so với mặt bàn.
Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?
A. Nằm theo phương chếch 450 B. Nằm theo phương chếch 750
C. Nằm theo phương chếch 1350 D. Nằm theo phương thẳng đứng .
4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng
l = 1m . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :
A. 2 m B.1,6m C.1,4m D. 1,2m .
5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :
A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng .
6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .
A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng
C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?
A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.
C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song
8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?
A.Gương phẳng B. Gương cầu lõm C. Gương cầu lồi D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm
9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?
A. 900 B. 600 C. 300 D. 00
10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?
A. i’ = 0° B. i’ = 45° C. i’ = 90° D. i’= 180°
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :
Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.
Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?
(ĐS: i = 450 ) S R
I
Bài 2: Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :
S
1200 |
I
|
|
450 |
M
S G I
H. a H .b
( ĐS: H.a i’=i= 450 ; Hb : i’ = i= 300 )
Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )
M |
N |
Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh
một hồ nước phẳng lặng .
a/ Hãy vẽ ảnh M’N’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.
b/ Tính độ cao của ảnh M’N’.
c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính MM’.
Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m
a) Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .
b) Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?
c) Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?
Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt
a) Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?
b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?
(Nhờ mấy bạn học sinh giỏi môn Ngữ Văn 7 với ạ)
Cảm xúc thơ bao gồm cả cảm và nghĩ. (Huy Cận)
Từ cảm nhận bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
(Lập dàn ý thôi nha)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7 CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2021 – 2022
I. Lí thuyết:
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho 4 ví dụ mỗi loại.
Câu 3: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào?
Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 5: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 6: Nêu những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõ
Câu 7: Nêu ứng dụng chính của gương cầu lồi, gương cầu lõm?
Câu 8: Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản
xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Câu 9:Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách
là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương
phẳng và tính được góc tới, góc phản xạ.
Câu 10: Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
Câu 11: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Câu 12: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao
(âm bổng)? Khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?
Câu 13: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị
gì?
Câu 14: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền
được trong môi trường nào?
Câu 15: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn
nhất, môi trường nào nhỏ nhất?
Câu 16: Âm phản xạ là gì? Khi nào ta nghe được tiếng vang?
Câu 17: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
Câu18: Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn
Câu 19. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp
cụ thể.
ai làm hộ mình với gấp lắm ạ
Giúp với
Dạng 1 : Tốc độ chuyển động
Bài tập 1 : Một bạn học sinh chạy xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h. Em hãy cho biết tốc độ chạy xe đạp 12 km/h nói đến tốc độ gì và cho biết ý nghĩa của con số đó
Bài tập 2 : Một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 30 phút. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 6 km. Tính tốc độ của bạn học sinh ?
Bài tập 3 : Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A, B cách nhau 180 km và đi ngược chiều nhau. Tốc độ của xe đi từ A đến B là 40 km/h, tốc độ của xe đi từ B đến A là 32 km/h. a) Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ b) Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km ?
Dạng 2 : Đồ thị quãng đường thời gian
Bài tập 1 : Từ đồ thị quãng đường thời gian, ta biết được những thông tin gì? Đồ thị chuyển động có tốc độ không đổi là gì ?
Bài tập 2 : Một người đi xe máy sau khi đi được 45 km với tốc độ 15 km/h thì dừng lại để nghỉ ngơi trong 2 giờ. Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người đi xe đạp.
Câu 25:(2đ): Một bạn học sinh đi từ nhà đến hiệu sách với quảng đường 3km hết thời gian 15 phút. Khi đến hiệu sách bạn ấy đọc sách hết 1 giờ rồi quay về nhà với tốc độ 15km/h.
a. Tính tốc độ của bạn học sinh khi đi từ nhà đến hiệu sách?
b. Vẽ đồ thị quảng đường - thời gian của bạn học sinh đó khi đi từ nhà đến hiệu sách rồi quay về?
giúp mik vs.mik cần gấp ak
Câu 25:(2đ): Một bạn học sinh đi từ nhà đến hiệu sách với quảng đường 3km hết thời gian 15 phút. Khi đến hiệu sách bạn ấy đọc sách hết 1 giờ rồi quay về nhà với tốc độ 15km/h.
a. Tính tốc độ của bạn học sinh khi đi từ nhà đến hiệu sách?
b. Vẽ đồ thị quảng đường - thời gian của bạn học sinh đó khi đi từ nhà đến hiệu sách rồi quay về?
giúp mihf với