Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, tuổi nào dưới đây phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. Nam đủ 17 tuổi.
B. Nam đủ 18 tuổi.
C. Nam 17 tuổi.
D. Nam 18 tuổi.
Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự đối với nữ (có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu chuyên môn của Quân đội nhân dân) là
A. đủ 17 tuổi trở lên.
B. đủ 18 tuổi trở lên.
C. đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Trong năm học 2016 - 2017, em là học sinh lớp 11 và đủ tuổi đăng kí khám nghĩa vụ quân sự, em sẽ lựa chọn phương án nào?
A. tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự.
B. đợi học song lớp 12 rồi đăng kí nghĩa vụ quân sự.
C. không đăng kí nghĩa vụ quân sự.
D. xin hoãn đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc:
A. chịu trách nhiệm pháp lí.
B. thực hiện nghĩa vụ.
C. thực hiện quyền.
D. chịu trách nhiệm pháp luật.
Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự ?
A. Đủ 17 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi.
C. Đủ 19 tuổi.
D. Đủ 20 tuổi.
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), thanh niên đã bị phạt tiền trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn tái phạm sẽ bị
A. phạt hành chính
B. xử phạt hình sự
C. xử phạt dân sự
D. xử phạt kỷ luật
Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đăng kí và cấp giấy phép kinh doanh là thể hiện bình đẳng về?
A. nghĩa vụ. B. quyền.
C. trách nhiệm. D. tập tục.
Bố mẹ X sợ con vất vả nên đã nhờ người xin hoãn nghĩa vụ quân sự giúp con. Là em trai của X, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Không có ý kiến gì vì không phải việc của mình
B. Đồng ý với gia đình vì sợ anh trai sẽ vất vả khi nhập ngũ
C. Tùy thuộc vào ý kiến số đông của các thành viên trong gia đình
D. Không đồng ý với gia đình vì đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự