Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
(1) điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
(2) làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
(3) tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
(4) làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4)
Xét các trường hợp sau :
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính
Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau
A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan
Xét các phát biểu sau đây :
(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững
(3) hầu hết tập tính học được đều bền vững
(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định
Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Khi nói đến hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
II. Hướng động giúp cho cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
III. Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
IV. Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển là chức năng của
A. Bộ phận tiếp nhận
B. Bộ phận điều khiển
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B
Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là
A. Liên hệ ngược
B. Vòng tuần hoàn
C. Hệ nội tiết
D. Môi trường nội môi
Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi
A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
B. kích thích của môi trường kéo dài
C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
D. kích thích của môi trường mạnh mẽ
Cường độ kích thích lên sợi trục của một nơron tăng sẽ làm cho
A. biên độ của điện thế hoạt động tăng
B. tần số điện thế hoạt động tạo ra tăng
C. thời gian xuất hiện điện thế hoạt động tăng
D. tốc độ lan truyền điện thế hoạt động tăng