Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự (kể chuyện) và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của ba loại văn bản này.
Câu 11. Văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" sử dụng phương thức biểu đạt gì? A. Miêu tả, nghị luận và tự sự. B. Tự sự và biểu cảm. C. Miêu tả và biểu cảm. D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
Nối tên mỗi kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ở cột bên trái với mục đích giao tiếp thích hợp ở cột bên phải.
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp |
(1) Tự sự | a) bày tỏ tình cảm, cảm xúc. |
(2) Miêu tả | b) nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. |
(3) Biểu cảm | c) giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. |
(4) Nghị luận | d) tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người. |
(5) Thuyết minh | e) trình bày diễn biễn sự việc. |
(6) Hành chính - công vụ | g) trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. |
Mọi người giúp em tí nhé!
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:
A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người
và tác động đến các hoạt động sống của con người
B. Nơi sinh sống của con người
C. Nơi sinh sống của các loài vật.
D. Nơi sinh sống của con người và muôn loài.
Câu 3: Trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân”,
trạng ngữ “đầu tiên” được dùng với chức năng gì?
A. Chỉ thời gian B. Chỉ nguyên nhân
C. Chỉ mục đích D. Chỉ địa điểm
Câu 4: Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn ngữ châu Âu?
A. khẩu hiệu B. nylon C. tấm biển D. đại dương
Câu 5 : Cụm từ “ vứt ngay tại chỗ” là cụm từ gì?
A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị
Câu 6: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa
chiếm A. 5% B. 6% C. 7% D. 8%
Câu 7: Theo tác giả : Nhiều người cho rằng những việc mình làm là
A. rất quan trọng B. bình thường
C. nhỏ bé D.quá nhỏ bé, không đủ làm hại môi trường
Câu 8 : Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?
A. Ý thức kém của con người B. Xác động vật phân huỷ
C. Lượng dư thừa thuốc trừ sâu D. Tai nạn tàu thuyền
Em hãy dẫn ra một số bài văn (văn bản) đã học trong SGK Ngữ văn 6, từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận...
Văn bản “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
A. Thánh Gióng C. Em bé thông minh
B. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếng
Câu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?
A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử
B. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cười
Câu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian” là ý nghĩa của truyện nào sau đây?
A. Thạch Sanh C. Ếch ngồi đáy giếng
B. Em bé thông minh D. Thầy bói xem voi
Câu 4: “Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái
y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
A. tự sự C. biểu cảm
B. miêu tả D. nghị luận
Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?
A. kĩ sư, giáo viên, bác sĩ C. phẩu thuật,ẩm thực, ki-lô-gam
B. ô tô, phi cơ, tivi D. cầu hôn, trẻ em, phụ nữ
Câu 6: Câu nào sau đây mắc phải lỗi dùng từ không đúng nghĩa?
A. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam.
B. Ngày mai lớp em đi thăm quan Vũng Tàu.
C. Một số bạn còn bàng quang với lớp học.
D. Em không nên nói năng tự tiện.
Câu 7: Từ nào sau đây là danh từ chỉ khái niệm?
A. học sinh C. xe đạp
B. lũ lụt D. chỉ từ
Câu 8: Câu thơ nào sau đây có từ viết chưa đúng quy tắc viết hoa?
A. Ai đi Nam bộ C. Ai vô Phan Rang, Phan Thiết
B. Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp D. Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc
Câu 9: “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông.” Câu văn trên có mấy cụm danh
từ?
A. 1 C. 3
B. 2 D. 4
Câu 10: Từ nào sau đây là động từ tình thái?
A. buồn C. đau
B. chạy D. định
Câu 11: Đề bài nào sau đây yêu cầu kể chuyện tưởng tượng ?
A. Kể lại một truyện cố tích bằng lời văn của em.
B. Kể về những đổi mới ở quê em.
C. Kể chuyện hai mươi năm sau em trở về thăm trường.
D. Kể về người bạn em quý mến nhất.
Câu 12: Trong bài văn tự sự, người viết thường sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A. tự sự, miêu tả, biểu cảm C. thuyết minh, biểu cảm, nghị luận
B. miêu tả, biểu cảm, nghị luận D. nghị luận, miêu tả, thuyết minh
BẠN NÀO LÀM ĐÚNG MÌNH SẼ TÍCH NHA !!!
Qua chuyên mục “kết bạn “ trên báo Thiếu niên Tiền Phong, em đã làm quen với một người bạn mới ở nơi xa. Em hãy viết thư cho bạn sử dụng văn miêu tả và tự sự giới thiệu về lí lịch, hình dáng, tính tình, sở thích của mình để bạn hình dung về bản thân em.
4) Tìm hiểu chung về văn miêu tả
a) Trong bài học đường đời đầu tiên, có thể lược bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, ... được không ? Vì sao ? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của văn miêu tả.
b) Để viết được văn miêu tả, người viết cần phải làm những gì ?
A. Quan sát để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết của đối tượng
B. Lựa chọn các chi tiết nổi bật
C. Sắp xếp các chi tiết theo định hướng của bài viết
D. Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn tiến và kết thúc
c) Viết tiếp vào những chỗ trống sau để hoàn thành đoạn văn nói về mục đích, yêu cầu của văn miêu tả.
Văn miêu tả là loại văn nhằm tái hiện đối tượng ( con người, cảnh vật ),làm cho cảnh vật, con người như ........
Văn miêu tả yêu cầu người viết phải .........