Mục đích cuối cùng mà người sản xuất hàng hoá hướng đến là
A. giá cả.
B. lợi nhuận.
C. công dụng của hàng hoá.
D. số lượng hàng hoá.
Trong siêu thị M thấy mỗi người tiêu dùng lựa chọn những hàng hóa khác nhau. Theo em mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là yếu tố nào sau đây?
A. Giá cả.
B. Lợi nhuận.
C. Công dụng của hàng hóa.
D. Số lượng hàng hóa.
Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hóa đó
A. đã được sản xuất ra.
B. được đem ra trao đổi
C. đã được bán cho người mua.
D. được đem ra tiêu dùng
Trong nền sản xuất hàng hoá, mục đích của sản xuất là
A. để trao đổi, để bán.
B. thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
C. để bán, để tiêu dùng.
D. tạo ra sản phẩm cho xã hội.
Học xong lớp 12, N tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng bao nhiêu và định giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Người sản xuất.
B. Thị trường.
C. Nhà nước.
D. Người làm dịch vụ.
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lợi nhuận.
B. nguồn nhiên liệu.
C. ưu thế về khoa học và công nghệ.
D. thị trường tiêu thụ.
Vào những tháng cuối năm 2019 giá cả thịt lợn tăng cao đã làm cho người tiêu dùng về hàng hoá đó
A. mua nhiều hơn.
B. kích thích tiêu dùng.
C. hạn chế mua.
D. hạn chế sản xuất.
Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với
A. giá cả, sự cung ứng hàng hoá trên thị trường.
B. mức tăng trưởng kinh tế của đất nước.
C. chính sách tiền tệ, mức lãi suất của ngân hàng.
D. giá cả, thu nhập xác định.
Giá trị sử dụng của hàng hoá được hiểu là
A. công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
B. công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.
C. công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
D. công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.