Một vật m có khối lượng đang chuyển động với vận tốc 72 km/h gặp chân dốc A của dốc nghiêng AB có chiều dài 15m thì lên dốc chuyển động thẳng chậm dần đều. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,01. Lấy g=9,8m/s2. Tính gia tốc của vật trên dốc nghiêng và thời gian vật đi hết dốc nghiêng
Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Không thay đổi.
D. Bằng 0.
Một con lắc lò xo nằm ngang, vật có khối lượng m =100 g chuyển động không ma sát dọc theo trục của lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Khi vật đang đứng yên tại vị trí lò xo không biến dạng thì bắt đầu tác dụng lực F → có hướng và độ lớn không thay đổi, bằng 1 N lên vật như hình vẽ. Sau khoảng thời gian bằng Dt thì lực ngừng tác dụng. Biết rằng sau đó vật dao động với vận tốc cực đại bằng 20 3 c m / s . Nếu tăng gấp đôi thời gian tác dụng lực thì vận tốc cực đại của vật sau khi ngừng tác dụng lực là
A. 60 10 c m / s
B. 40 15 c m / s
C. 20 30 c m / s
D. 40 30 c m / s
Cho một sợi dây cao su có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 80 cm. Bị dãn trong giới hạn đàn hồi thì lực căng tuân theo định luật Húc. Gắn vào đầu sợi dây một vật nặng. Đầu còn lại của dươi dây gắn vào điểm Q. Nếu kéo vật xuống theo phương thẳng đứng một đoạn rồi buông nhẹ thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ 0,2s. Nâng vật lên đến Q rồi thả nhẹ không vận tốc thì thấy sau khoảng thời gian θ vật trở lại Q lần đầu tiên. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 và π2 = 10. Bỏ qua lực cản không khí.Biết vật chuyển động theo phương thẳng đứng và trong giới hạn đàn hồi của dây.θ gần gía trị nào nhất sau đây?
A. 0,82 s
B. 0,97s
C. 1,02 s
D. 0,91s
Một vật khối lượng 0,4 kg đang chuyển động theo phương ngang sang trái với vận tốc 20 m / s. Sau va chạm với tường, nó chuyển động hướng lên 45o và sang phải, vận tốc 30 m / s. Thời gian va chạm là 0,001 s. a / Vẽ biểu đồ các vận tốc để biểu thị lực trung bình tác dụng lên vật này. b / Xác định độ lớn và phương của các lực trung bình tác dụng lên vật này và lên tường.
Một vật khối lượng 100 (g) gắn với một lò xo có độ cứng 100 N/m, vật chỉ dao động được trên trục Ox nằm ngang trùng với trục của lò xo. Ban đầu, kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 8 (cm) rồi truyền cho vật vận tốc 60 cm/s hướng theo phương Ox. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng một lực cản không đổi 0,02 N. Tổng chiều dài quãng đường mà vật đi được từ lúc bắt đầu dao động cho tới lúc dừng lại.
A. 15,6 m
B. 9,16 m
C. 16,9 m
D. 15 m
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 0,01 N/cm. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo dãn 10 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động lực cản tác dụng lên vật có độ lớn không đổi 10-3 N. Lấy π2 = 10. Sau 21,4 s dao động, tốc độ lớn nhất còn lại của vật chỉ có thể là
A. 58π mm/s.
B. 57π mm/s
C. 56π mm/s
D. 54π mm/s.
Một vật có khối lượng 100 g chuyển động trên trục Ox có hệ thức liên hệ giữa tọa độ x (cm) và vận tốc v (cm) tại một thời điểm là 40 x 2 + v 2 = 640 . Biết khi t = 0 , vật qua vị trí có tọa độ 2 2 cm và chuyển động theo chiều âm. Lấy π 2 = 10 . Hợp lực tác dụng lên vật tại thời điểm là
A. 0,16 N.
B. 0,138 N.
C. 0,113 N.
D. 0,08 N.
Một lò xo nhẹ có độ cứng 20N/m, đầu trên được treo vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào vặt nhỏ A có khối lượng 100g; vật A được nối với vật nhỏ B có khối lượng 100g bằng một sợi dây mềm, mảnh, nhẹ, không dãn và đủ dài. Từ vị trí cân bằng của hệ, kéo vật B thẳng đứng xuống dưới một đoạn 20cm rồi thả nhẹ để vật B đi lên với vận tốc ban đầu bằng không. Khi vật B bắt đầu đổi chiều chuyển động thì bất ngờ bị tuột tay khỏi dây nối. Bỏ qua các lực cản, lấy g = 10m/s2. Khoảng thời gian từ khi vật B bị tuột khỏi dây nối đến khi rơi đến vị trí được thả ban đầu là:
A. 0,30s
B. 0,68s
C. 0,26s
D. 0,28s