Bài 1: hai bạn A và B tiến hành chơi 2013 hạt đậu. A đi trước và luân phiên nhau.Một nước đi là 1 lần lấy khỏi đống hạt đậu 1 ,2 hoặc 3 hạt. Người nào đi nước cuối là thắng(hết đậu trog đống) là người thắng. Hỏi người nào có chiến thuật chơi để luôn thắng và chiến thuật ấy như thế nào???
Trên bàn có 2 túi kẹo : túi thứ nhất có 22 viên kẹo, túi thứ 2 có 29 viên kẹo. An và Bình cùng chơi 1 trò chơi như sau: mỗi lượt chơi, một bạn sẽ chọn một túi kẹo và lấy ít nhất 1 viên trong túi kẹo đó. Hai bạn luân phiên thực hiện lượt chơi của mình. Bạn đầu tiên không thể thực hiện được lượt chơi của mình là người thua cuộc. Nếu An là người lấy kẹo trước, hãy chỉ ra chiến thuật chơi để An luôn là người thắng cuộc?
Trên bàn có n viên bi .Cẩn và phước cùng chơi 1 trò chơi luân phiên theo lượt (Cẩn chơi trước ) như sau .Ở lượt chơi của mình,người chơi sẽ lấy ra khỏi bàn 1,3 hoặc 4 viên bi .Người chơi đầu tiên không thực hiện được lượt chơi của mình là người thua cuộc .Hãy xác định người chơi có chiến thuật thắng trong mỗi trường hợp sau:
a) n=14 b) n=2022
TRÒ CHƠI TOÁN HỌC
Trên bảng ghi 20 số từ 1 đến 20 như sau:
[_] 1 [_] 2 [_] 3 [_] 4 ... [_] 18 [_] 19 [_] 20
Hai bạn chơi trò luân phiên điền dấu "+" hoặc "-" vào một ô trống [_] bất kì cho đến khi không còn ô trống nào. Nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng nhỏ hơn 30 thì bạn thứ nhất (đi trước) thắng. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 30 thì bạn thứ hai (đi sau) thắng.
Bạn thứ hai lập luận cho cách đi của mình như sau: Chia 20 số trên thành mười cặp (1; 2), (3; 4), ..., (19; 20). Nếu bạn thứ nhất điền dấu vào một số trong mỗi cặp thì bạn thứ hai sẽ điền dấu vào số còn lại của cặp đó theo quy tắc sau: Với cặp (19; 20) bạn ấy sẽ ghi cùng dấu với bạn thứ nhất. Với các cặp còn lại, bạn ấy sẽ ghi dấu khác với dấu của bạn đi trước. Hỏi: Với cách đi như vậy bạn thứ hai có luôn thắng hay không? Giải thích vì sao?
Trên bảng là một con số. Hai bạn Nhân và Chia cùng chơi một trò chơi như sau : Bạn Nhân, khi đến lượt mình thì đem số trên bảng nhân với 2 và đem kết quả này thay cho số trên bảng; Bạn Chia, khi đến lượt mình đem số trên bảng cộng 1 rồi chia cho 2 và đem kết quả này thay cho số cũ. Ai ra được kết quả bằng 2015 thì người đó thắng. Nhân đi trước, Chia đi sau và sau 2016 lượt chơi (mỗi bạn chơi đúng 2016 lần) thì Chia thắng.
a) Hỏi số trên bảng lúc đầu là bao nhiêu?
b) Nếu chia đi trước thì ai sẽ thắng?
Cho 4 viên xúc xắc hình lập phương như sau:
+) Viên A gồm 2 mặt là số 0 và 4 mặt là số 4.
+) Viên B gồm 6 mặt là số 3.
+) Viên C gồm 4 mặt là số 2 và 2 mặt là số 6.
+) Viên D gồm 3 mặt là số 1 và 3 mặt là số 5.
Có 2 người chơi X và Y chơi 1 trò chơi như sau: Mỗi người chọn 1 trong 4 viên xúc xắc trên và thảy duy nhất viên xúc xắc đó 30 lượt. Trong cùng 1 lượt thảy, người nào ra số cao hơn thì thắng lượt đó. Sau 30 lượt thảy, ai thắng được nhiều lượt hơn thì người đó giành chiến thắng chung cuộc. Người X chọn trước và chọn viên xúc xắc A.
a) Hỏi người Y cần chọn viên xúc xắc nào để cơ hội thắng người X là cao nhất? Vì sao?
b) Người Y có thể thắng tối đa bao nhiêu lượt khi đó?
Có n chiếc cốc được úp thành một vòng tròn và dưới một trong các chiếc cốc này có một đồng xu. Ở mỗi lượt, người chơi có thể chọn ra 4 chiếc cốc liên tiếp và mở lên. Nếu có đồng xu thì trò chơi kết thúc. Nếu không thì người chơi sẽ trả 4 chiếc cốc về vị trí cũ và bằng một cách nào đó, đồng xu sẽ di chuyển sang một trong hai cốc kề nó. Người chơi luôn suy luận, phân tích kĩ trong quá trình bốc. Hỏi trong trường hợp xấu nhấu thì số lần cần phải thao tác là bao nhiêu ?
Trên một bảng đen ta viết ba số \(\sqrt{2},2,\frac{1}{\sqrt{2}}\). Ta bắt đầu thực hiện một trò chơi như sau: Mỗi lần chơi ta xóa hai số nào đó trong ba số trên bảng, giả sử là \(a\) và \(b\), rồi viết vào hai vị trí vừa xóa hai số mới là \(\frac{a+b}{\sqrt{2}}\) và \(\frac{\left|a-b\right|}{\sqrt{2}}\), đồng thời giữ nguyên số còn lại. Như vậy sau mỗi lần chơi trên bảng luôn có ba số. Chứng minh rằng dù ta có chơi bao nhiêu lần đi chăng nữa thì trên bảng không thể có đồng thời ba số \(\frac{1}{2\sqrt{2}},\sqrt{2},1+\sqrt{2}\).
Bốn bạn Huyền, Thu, Nhung và Thảo cùng chơi một trò chơi. Đầu tiên, Huyền viết hai số A và B bất kì. Tiếp theo Thu sẽ viết hai số X, Y là tổng và tích của hai số Huyền vừa viết. Sau đó Nhung lại viết hai số M, N là tổng và tích hai số Thu vừa viết. Cuối cùngThảo phải tìm xem, nếu trong hai số M và N có một số lẻ thì số đó là M hay N? Vì sao?
Em hãy giúp Thảo trả lời câu hỏi trên.