Hai người thợ cùng làm một công việc. Nếu chỉ có người thứ nhất làm công việc đó thì hết 5 giờ. Nếu chỉ có người người thứ hai làm thì hết 20 giờ. Hỏi cả hai người cùng làm thì hết bao nhiêu giờ?
4 đội công nhân với sức làm như nhau dự kiến sẽ làm xong công việc trong 8 ngày . Nhưng khi làm được 1 nửa số công việc thì 1 đội chuyển đi . Hỏi sau khi đội đó chuyển đi 3 đội còn phải làm ? ngày nữa và công việc đó họ phải làm mất ? ngày .
Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn
Bài làm:
Nghĩa đen
Cái kim: Vật nhỏ, thuôn dài, mảnh, một đầu có lỗ để xuôn chỉ, một đầu được mài nhọn để có thể đâm xuyên qua vải vóc, quần áo.Bọc: vật dụng dùng để đựng, gói các thứ, được làm bằng nhiều chất liệu, có thể là vải, tre, nứa, lá cây...=> Nghĩa cả câu: Gói một chiếc kim với đầu nhọn trong bọc bằng giấy, bằng vải hay bằng gì đi nữa thì cũng sẽ có một ngày chiếc đầu nhọn của cái kim ấy lộ ra ngoài.
Nghĩa bóng
Cái kim: chuyện không tốt, chuyện xấu hoặc sai trái mà chúng ta đã làm trong quá khứ hoặc hiện tạiBọc: Những lời nói dối hoặc việc làm để che giấu, lảng tránh những chuyện mà ta đã làm=> Nghĩa cả câu: Sự thật thì mãi mãi là sự thật, dù có cố che giấu bằng những việc làm hay những lời nói dối thì nhất định sẽ có một ngày sự thật ấy được phơi bày. Cái bọc sẽ không thể bao nổi cây kim nhọn, cũng như việc nói dối của ta sẽ không thể trơn tru và trùng khớp hết với lời nói dối ban đầu được. Vì thế nên, nếu muốn người khác không biết việc xấu mình làm, chỉ có một cách duy nhất đó là đừng bao giờ làm việc xấu, việc sai trái. Đặc biệt là những việc xấu có ảnh hưởng hoặc gây bất lợi với người khác.
Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn
Bài làm:
Nghĩa đen
Cái kim: Vật nhỏ, thuôn dài, mảnh, một đầu có lỗ để xuôn chỉ, một đầu được mài nhọn để có thể đâm xuyên qua vải vóc, quần áo.Bọc: vật dụng dùng để đựng, gói các thứ, được làm bằng nhiều chất liệu, có thể là vải, tre, nứa, lá cây...=> Nghĩa cả câu: Gói một chiếc kim với đầu nhọn trong bọc bằng giấy, bằng vải hay bằng gì đi nữa thì cũng sẽ có một ngày chiếc đầu nhọn của cái kim ấy lộ ra ngoài.
Nghĩa bóng
Cái kim: chuyện không tốt, chuyện xấu hoặc sai trái mà chúng ta đã làm trong quá khứ hoặc hiện tạiBọc: Những lời nói dối hoặc việc làm để che giấu, lảng tránh những chuyện mà ta đã làm=> Nghĩa cả câu: Sự thật thì mãi mãi là sự thật, dù có cố che giấu bằng những việc làm hay những lời nói dối thì nhất định sẽ có một ngày sự thật ấy được phơi bày. Cái bọc sẽ không thể bao nổi cây kim nhọn, cũng như việc nói dối của ta sẽ không thể trơn tru và trùng khớp hết với lời nói dối ban đầu được. Vì thế nên, nếu muốn người khác không biết việc xấu mình làm, chỉ có một cách duy nhất đó là đừng bao giờ làm việc xấu, việc sai trái. Đặc biệt là những việc xấu có ảnh hưởng hoặc gây bất lợi với người khác.
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi ra nườm nượp, ai cũng thâm mệt. Các tô bạn cũng sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Huy cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đổ xuống đấy. Em nói với Huy: Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai người cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Huy đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?
Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
Điền vào chỗ trống tr hoặc ch
Ngu Công dời núi
Ngày xưa, ở .....ung Quốc có một cụ già .....ín mươi tuổi tên là Ngu Công. Bực mình vì hai .....ái núi Thái Hàng và Vương ốc .....ắn ngang đường vào nhà, Ngu Công hằng ngày mang cuốc ra đào núi đổ đi.
Có người .....ê cười cụ làm vậy uổng công. Cụ nói : "Ngày nào tôi cũng đào. Tôi .....ết thì con tôi đào. Con tôi chết thì .....áu tôi đào. .....áu tôi chết thì .....ắt của tôi đào. Họ hàng nhà tôi .....uyền nhau đời này đến đời khác đào. Núi .....ẳng thể mọc cao hơn được nên nhất định sẽ có ngày bị san bằng."
.....ời nghe cụ già nói vậy, liền đẩy hai .....ái núi ra xa để cụ có lối đi lại.
Một cửa hàng cần đóng gói 1 số thùng hàng. Nếu 2 người cùng làm thì sau 8 giờ sẽ xong. Người thứ nhất làm một mình thì sau 12 giờ sẽ xong. Hỏi:
a) Nếu người thứ hai làm 1 mình thì sau bao lâu sẽ xong?
b) Nếu 2 người đóng gói được tổng cộng 216 thùng hàng thì mỗi người đã đóng gói được bao nhiêu thùng?