Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 9 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị bé hơn 50%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 9 kiểu gen.
II. Có thể đã xảy ra hoán vị gen ở một giới với tần số 10%.
III. F1 có thể chỉ có 7 kiểu gen.
IV. Hai cây P có kiểu hình giống nhau nhưng có thể có kiểu gen khác nhau.
A. 2.
B. 3
C. 4.
D. 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là , III và IV. → Đáp án D.
Ở bài toán này, đời con có tỉ lệ 9:3:3:1 → P dị hợp 2 cặp gen.
Có 2 khả năng xảy ra.
Trường hợp 1: Các cặp gen phân li độc lập, kiểu gen của P là AaBb × AaBb.
Trường hợp 2: Các cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, kiểu gen của P là ♂ A B a b × ♀ A b a B , chỉ có hoán vị gen ở cơ thể cái với tần số 25%. Khi cơ thể A b a B có HVG 25% thì kiểu hình a b a b có tỉ lệ = 0,5×0,125 = 0,0625.
→ Khi đó kiểu hình A-B- có tỉ lệ = 0,5 + 0,0625 = 0,5625; Kiểu hình A-bb = aaB= 0,25 – 0,0625 = 0,1875.
→ Tỉ lệ kiểu hình = 0,5625 : 0,1875 : 0,1875 : 0,0625 = 9:3:3:1.
I đúng. Vì nếu 2 cặp gen phân li độc lập thì F1 sẽ có 9 kiểu gen.
II sai. Vì khi có HVG thì phải tần số 25% mới thỏa mãn điều kiện bài toán này.
III đúng. Vì nếu xảy ra HVG một bên thì đời con có 7 kiểu gen.
IV đúng. Vì P dị hợp 2 cặp gen nên có kiểu hình giống nhau (thân cao, hoa đỏ) nhưng kiểu gen có thể là khác nhau.
Đáp án D