Đáp án C.
Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với tác dụng song song với mặt tiếp xúc. Khi nâng dần một đầu bàn thì thành phần của trọng lực theo hướng song song mặt tiếp xúc tăng nên ma sát nghỉ tăng.
Đáp án C.
Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với tác dụng song song với mặt tiếp xúc. Khi nâng dần một đầu bàn thì thành phần của trọng lực theo hướng song song mặt tiếp xúc tăng nên ma sát nghỉ tăng.
Một vật đặt nằm yên trên một tấm bảng nhám dài 50cm. Khi nâng một đầu của tấm bảng lên cao 30cm thì vật bắt đầu trượt trên tấm bảng. Coi lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt là
A. 0,25.
B. 0,4.
C. 0,05.
D. 0,01
Kéo một vật m = 200g đi lên một mặt phẳng nghiêng bằng một lực F nằm theo mặt phẳng nghiêng góc nghiêng = 30° hướng lên. Cho biết hệ số ma sát nghỉ =√3/2 , ma sát trượt = √3/4
a) Xác định độ lớn của lực kéo nhỏ nhất để vật trượt từ trạng thái nghỉ.
b) Tính độ lớn lực kéo Fk để vật chuyển động với gia tốc a = 2m/s2
c) Sau 4s kể từ lúc bắt đầu kéo thì ngừng tác dụng lực. Vât sẽ tiếp tục chuyển động như thế nào ? Tính thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng ?
d) Hỏi khi xuống hết mặt phẳng nghiêng vật còn tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang bao lâu và đi được quảng đường dài bao nhiêu ? Cho hệ số ma sát với mặt phẳng ngang = 0,1. Lấy g = 10 m/s2
Để kéo một vật trượt đều lên trên một mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang cần phải tác dụng một lực F 0 hướng lên theo phương song song với mặt phẳng nghiêng đó. Tìm độ lớn lực F cần tác dụng lên vật theo phương nằm ngang để kéo vật trượt đều trên mặt phẳng nằm ngang. Cho biết hệ số ma sát trượt trong hai trường hợp bằng nhau, khối lượng của vật là m, gia tốc trọng trường là g.
A. F = F 0 - m g . sin α . cos α
B. F = F 0 cos α ‐ m g sin α
C. F = F 0 - m g sin α cos α
D. F = F 0 - m g tan α
Để kéo một vật trượt đều lên trên một mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang cần phải tác dụng một lực F 0 hướng lên theo phương song song với mặt phẳng nghiêng đó. Tìm độ lớn lực F cần tác dụng lên vật theo phương nằm ngang để kéo vật trượt đều trên mặt phẳng nằm ngang. Cho biết hệ số ma sát trượt trong hai trường hợp bằng nhau, khối lượng của vật là m, gia tốc trọng trường là g
A. F = F 0 - m g . sin α . cos α
B. F = F 0 cos α - m g . sin α
C. F = F 0 - m g . sin α cos α
D. F = F 0 - m g . tan α
Một vật có khối lượng 1kg trượt đều trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo F và hệ số ma sát 0,02. Cho g = 10m/s2.
a. Tính lực ma sát tác dụng lên vật.
b. Tính lực kéo tác dụng lên vật
Một vật trượt có ma sát trên một mặt sàn nằm ngang. Áp lực vật tạo lên mặt
sàn là 400 N. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp này có độ lớn bằng bao nhiêu
biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,35.
A. 120 N. | B. 140 N. | C. 160 N. | D. 180 N. |
Một vật khối lượng 200g đặt trên mặt bàn quay và cách trục quay 40cm. Khi bàn quay với tốc độ 72 vòng/min thì vật vẫn nằm yên so với bàn. Tính độ lớn lực ma sát nghỉ của bàn tác dụng lên vật?
A. 2,34 N
B. 5,64 N
C. 4,54 N
D. 0,23 N
Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ:
A. tăng 2 lần
B. tăng 4 lần
C. giảm 2 lần
D. không đổi
Hai vật giống nhau, mỗi vật có trọng lượng P, đặt chồng lên nhau. Vật trên được buộc vào tường bằng một sợi dây. Vật dưới được kéo sang phải bằng một lực F nằm ngang (H.II.1).Hệ số ma sát trượt giữa các mặt tiếp xúc là μ t . Hỏi lực F phải lớn hơn giá trị nào dưới đây thì vật dưới bắt đầu trượt ? Cho rằng lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt.
A.3 μ t P B. 2 μ t P C.5/2 μ t P D. μ t P