Một hỗn hợp Y gồm hai α-aminoaxit Y1 và Y2, mạch hở, có tổng số mol là 0,2 mol và không có aminoaxit nào có từ 3 nhóm –COOH trở lên. Cho hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl. Mặt khác, lấy m(g) hỗn hợp Y khác cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M, sau khi cô cạn thu được 17,04 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 26 gam kết tủa. Biết chất Y1 có số nguyên tử C nhỏ hơn Y2 nhưng lại chiếm tỉ lệ về số mol nhiều hơn Y2. Công thức cấu tạo của Y1, Y2 là
A. H2N-CH(CH3)-COOH, HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH
B. H2N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH(NH2)COOH
C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH
D. H2N-CH2-COOH, HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH
Đáp án D
từ dữ kiện bđ ta biết Y chỉ có 1 nhóm amin
TH1:cả 2 chất đều có 1 nhóm cacboxyl
dựa vào đáp án C ta có hpt do chỉ có đáp án này là Y có 1 nhóm cacboxyl
TH2:Y1 1 nhóm COOH; Y2 có 2 nhóm COOH
loại B,loại A vì số nguyên tử C Y1 nhỏ hơn Y2 nhưng lại chiếm tỉ lệ mol nhiều hơn Y2,dùng sơ đồ đường chéo sẽ thấy rõ