Treo một lò xo có độ cứng 100 N/m theo phương thằng đứng. Đầu dưới của lò xo được gắn với một quả nặng có khối lượng 200 g. Kích thích cho con lắc dao động với biên độ 4 cm. Thời gian trong một chu kì lực đàn hồi ngược chiều với lực phục hồi là:
A. 0,1 s
B. 0,2 s
C. 0,3 s
D. 0,4 s
Chọn phương án sai. Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là ∆ l 0 . Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A, A > ∆ l . Trong quá trình dao động, lò xo
A. bị nén cực đại một lượng là A - ∆ l
B. bị dãn cực đại một lượng là A + ∆ l
C. không biến dạng khi vật ở vị trí cân bằng
D. có lúc bị nén có lúc bị dãn có lúc không biến dạng
Chọn các phương án sai. Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δ l 0 . Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A A < Δ l 0 . Trong quá trình dao động, lò xo
A. bị nén cực tiểu một lượng là Δ l 0 − A .
B. bị dãn cực đại một lượng là A + Δ l 0 .
C. lực tác dụng của lò xo lên giá treo là lực kéo
D. có lúc bị nén có lúc bị dãn có lúc không biến dạng.
Chọn các phương án sai. Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δ l 0 . Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A A > Δ l 0 . Trong quá trình dao động, lò xo
A. bị nén cực tiểu một lượng là A − Δ l 0 .
B. bị dãn cực đại một lượng là A + Δ l 0 .
C. không biến dạng khi vật ở vị trí cân bằng..
D. luôn luôn bị dãn.
Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 100 g và lò xo có độ cứng k = 40 N/m treo thẳng đứng. Cho con lắc dao động điều hòa với biên độ A = 3 cm. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của con lắc khi vật qua vị trí lực đàn hồi có độ lớn cực tiểu là
A. 0,0125 J.
B. 0,018 J.
C. 5,5 mJ.
D. 55 J.
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m / s 2 , đầu trên của lò xo cố định, đầu dưới gắn với vật coi như chất điểm có khối lượng 1 kg. Giữ vật ở phía dưới vị trí cân bằng sao cho khi đó lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn F = 12 N rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong quá trình vật dao động bằng
A. 0 N
B. 4 N
C. 8 N
D. 22 N
Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng 40N/m, đầu trên treo vào một điểm cố định , đầu dưới có gắn một vật nặng có khối lượng 100g. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 5cm. Lấy g =10m/s2. Lực lò xo tác dụng lên điểm treo có độ lớn cực đại bằng
A. 3N
B. 2N
C. 4N
D. 1N
Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 2 cm. Ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 1 cm. Lấy g = π2 m/s2. Trong một chu kì, thời gian để lực đàn hồi của lò xo có độ lớn không vượt quá 1 N là
A. 0,05 s
B. 2/15 s
C. 0,1 s
D. 1/3 s
Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nặng khối lượng m = 400 g treo thẳng đứng. Nâng vật m lên theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Cho t = 0 là lúc thả vật. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo khi động năng bằng thế năng lần đầu tiên là
A. 6,8 N.
B. 1,2 N.
C. 2 N.
D. 4 N.