Cho bình điện phân có điện trở R 1 = 3 Ω mắc song song với điện trở R 2 = 6 Ω và nối vào nguồn điện E = 6 V , r = 1 Ω .
a, Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân.
b, Khối lượng chất bám vào catot trong thời gian 16 phút 5 giây, tìm kim loại dùng làm anot.
c, Tính bề dày kim loại vào katot. Cho D = 9.10 3 k g / m 3 , S = 200cm2
Cho một dòng điện có cường độ 2A chạy qua bình điện phân có anot làm bằng kim loại của chất dùng làm dung dịch trong bình điện phân trong thời gian 32 phút 10 giây thì có 4,32 g kim loại bám vào catot. Xác định tên kim loại
Cho bình điện phân đựng dung dịch C u S O 4 có anot bằng đồng. Biết điện trở của bình là 4 Ω và hiệu điện thế 2 đầu bình điện phân là 40V. Cho biết A = 64, n = 2, D = 8 , 9.10 3 k g / m 3 , S = 400cm2.
a, Tính khối lượng đồng bám vào katot sau 32 phút 10 giây.
b, Tính bề dày của kim loại bám vào katot.
c, Tính công suất tiêu thụ mạch ngoài
Mắc nối tiếp 2 bình điện phân: bình A đựng dung dịch C u S O 4 và anot bằng đồng, bình B đựng dung dịch A g N O 3 và anot bằng Ag. Sau 1 giờ lượng đồng bám vào catot của bình A là 0,64g. Tính khối lượng kim loại bám vào catot của bình B sau 1 giờ
Một tấm kim loại đen mạ niken bằng phương pháp điện phân. Tính chiều dày của lớp niken trên tấm kim loại sau khi điện phân 1 giờ. Biết diện tích bề mặt của kim loại là 50 c m 2 , cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 4A, niken có khối lượng riêng D = 8 , 9 g / c m 3 , A = 58, n = 2. Coi niken bám đều trên bề mặt kim loại
Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch C u S O 4 có các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch A g N O 3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình thứ 2 là m 2 = 41 , 04 g thì khối lượng đồng bám vào catot của bình thứ nhất là bao nhiêu. Biết A C u = 64 , n C u = 2 , A A g = 108 , n A g = 1.
Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken. Biết đương lượng điện hoá của niken là 0 , 3 . 10 - 3 g/C và khối lượng niken bám vào catot trong 1 giờ khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua bình này là 5,4g. Cường độ dòng điện chạy qua bình bằng
A. 0,5A
B. 5A
C. 15A
D. 1,5A
Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat C u S O 4 với anot bằng đồng. Khi cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong khoảng thời gian 30 phút, thì thấy lượng đồng bám vào catôt là 1,143 g. Biết đồng có A = 63 , 5 g / m o l ; n = 2 ường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là
A. 1,93 mA
B. 1,93 A
C. 0,965 mA
D. 0,965 A
Mắc nối tiếp một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat ( CuSO 4 ) có anôt bằng đồng (Cu) với một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat ( AgNO 3 ) có anôt bằng bạc (Ag). Sau môt khoảng thời gian có dòng điện không đổi chạy qua hai bình này, thì khối lượng anôt của bình chứa dung dịch CuSO 4 bị giảm bớt 2,3 g. Xác định khối lượng bạc tới bám vào catôt của bình chứa dung dịch AgNO 3 . Đồng có khối lượng mol là A1 = 63,5 g/mol và hoá trị n 1 = 2, bạc có khối lượng mol là A 2 = 108 g/mol và hoá trị n 2 = 1. Khối lượng bạc tới bám vào catot của bình chứa dung dịch AgNO 3 là
A. 0,67g B. 1,95g C. 2,66g D. 7,82g