- Giới hạn và vị trí địa lí của châu Âu: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á- Âu với diện tích trên 10 triệu km2. Dãy U- ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngắn cách châu Âu với châu Á. Châu Âu nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến 36 độ B và 71 độ N và có 3 mặt giáp các biển và đại dương.
- Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già và núi trẻ. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm \(\dfrac{2}{3}\) diện tích châu lục. Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm. Núi trẻ nằm ở phía nam.
1. Lục địa châu Âu có diện tích 10.532.000 km² và bờ biển dài khoảng 117.000 km. Khoảng cách từ Nam lên Bắc khoảng 3800 km giữa vĩ độ 36 (Tarifa, Tây Ban Nha) và vĩ độ 71 (Nordkinn, Na Uy). Từ Đông sang Tây, lục địa Âu châu trải dài từ dãy núi Ural ở Nga cho tới Bờ biển Địa Trung Hải của Bồ Đào Nha, dài khoảng 6000 km. phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng.
1.
- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km 2. - Giới hạn: khoảng từ giữa 360B – 710B (Điểm cực Bắc: mũi Noockin-7108’B thuộc Na Uy; điểm cực Nam: mũi Ma-rô-ki- 360B thuộc Tây Ban Nha), chủ yếu trong đới ôn hòa. - Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương: + Bắc giáp Bắc Băng Dương; + Nam giáp biển Địa Trung Hải; + Tây giáp Đại Tây Dương. + Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran. - Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều đảo, bán đảo, vũng vịnh.2.
Có ba dạng địa hình chính ở châu Âu : * Đồng bằng : ( Đồng bằng Pháp,đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp )chiếm 2/3 diện tích châu Âu , kéo dài từ tây sang đông, lớn nhất là đồng bằng đông Âu . * Núi già : ( Scandinavi và khối núi trung tâm.) ở phía bắc và vùng trung tâm , đỉnh tròn , sườn thoải độ cao trung bình 500-1000m. * Núi trẻ : (Py-rê-nê, An-pơ, Cac-pat…)ở phía nam, gồm nhiều dãy với những đỉnh cao , nhọn, xen kẻ là những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ.3.
Đêm trắng là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường mà có tình trạng tranh tối, tranh sang như lúc hoàng hôn. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở các vùng vĩ độ cao về mùa hạ, khi ngày dài hơn đêm rõ rệt. Ví dụ: thành phố Xanh Pêtecbua (Liên bang Nga) nằm ở vĩ độ 600B. Ở đây, về mùa hạ có ngày rất dài. Vào ngày 22 tháng 6 hàng năm. Mặt trời chỉ lặn lúc 21 giờ 14 phút và lại mọc lên ở chân trời lúc 2 giờ 46 phút. Trong gần 5 giờ đồng hồ gọi là đêm ấy, thực ra hoàng hôn chỉ mới vừa tắt, thì bình minh đã ló rạng. Vì vậy người ta gọi là đêm trắng. Ở vùng vĩ độ cao trên vòng cực (từ vĩ độ 66033’ đến cực) có ngày Mặt trời chưa kịp lặn xuống chân trời, đã lại mọc lên ngay, nghĩa là hoàn toàn không có đêm. Ở các vùng này mùa hạ có đêm ngắn bao nhiêu, thì mùa đông lại có đêm dài bấy nhiêu. Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng này là do độ nghiêng của trục Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra.3.
Đêm trắng hay bạch dạ là những ngày với khoảng thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời, nghĩa là khoảng thời gian ban đêm chỉ có thể coi như là bao gồm mỗi hiện tượng tranh tối tranh sáng (hoàng hôn hay rạng đông). Tại các vĩ độ gần với các vòng cực (bao gồm vòng Bắc cực và vòng Nam cực) và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.