Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
LÂM 29

Mọi người giúp em 4 bài này với mọi người giải bằng tiếng việt hay là tiếng anh cũng dc ạ (tiếng anh thì tốt ạ)

bài 1:Gọi n là số tự nhiên sao cho n + 1 và 2n + 1 đều là số chính phương . Chứng minh rằng n chia hết cho 24.

bài2:Tìm tất cả các số tự nhiên n sao cho 2n + 1,3n + 1 đều là bình phương hoàn hảo và 6n + 5 là số nguyên tố.

bài3:tìm các số nguyên a, b, c sao cho a^4 + b^4 = 7c^4 +5.

bài4:Tìm tất cả các số nguyên dương x, y và các số nguyên tố p sao cho x^2 −3xy + p^2y^2 = 12p.undefined

 

Dr.STONE
22 tháng 1 2022 lúc 16:45

- Chắc là gọi thầy Nguyễn Việt Lâm thôi :)

Nguyễn Việt Lâm
22 tháng 1 2022 lúc 17:08

1.

\(2n+1\) luôn lẻ \(\Rightarrow2n+1=\left(2a+1\right)^2=4a^2+4a+1\Rightarrow n=2a\left(a+1\right)\)

\(\Rightarrow n\) chẵn \(\Rightarrow n+1\) lẻ \(\Rightarrow\) là số chính phương lẻ

\(\Rightarrow n+1=\left(2b+1\right)^2=4b^2+4b+1\)

\(\Rightarrow n=4b\left(b+1\right)\)

Mà \(b\left(b+1\right)\) là tích 2 số tự nhiên liên tiếp \(\Rightarrow\) luôn chẵn

\(\Rightarrow4b\left(b+1\right)⋮8\Rightarrow n⋮8\)

Mặt khác số chính phương chia 3 chỉ có các số dư 0 và 1

Mà \(\left(n+1\right)+\left(2n+1\right)=3n+2\) chia 3 dư 2

\(\Rightarrow n+1\) và \(2n+1\) đều chia 3 dư 1

\(\Rightarrow n⋮3\)

\(\Rightarrow n⋮24\) do 3 và 8 nguyên tố cùng nhau

Nguyễn Việt Lâm
22 tháng 1 2022 lúc 17:13

2.

Lý luận tương tự bài 1, ta được n chẵn

Mặt khác các số chính phương chia 5 chỉ có các số dư 0, 1, 4

Mà: \(\left(2n+1\right)+\left(3n+1\right)=5n+2\) chia 5 dư 2

\(\Rightarrow2n+1\) và \(3n+1\) đều chia 5 dư 1

\(\Rightarrow2n⋮5\Rightarrow n⋮5\) (do 2 và 5 nguyên tố cùng nhau)

\(\Rightarrow n=5k\Rightarrow6n+5=5\left(6k+1\right)\)

- TH1: \(k=0\Rightarrow n=0\Rightarrow6n+5\) là SNT (thỏa mãn)

- TH2: \(k>0\Rightarrow6k+1>0\Rightarrow6n+5\) có 2 ước dương lớn hơn 1 \(\Rightarrow\) không là SNT (loại)

Vậy \(n=0\) là giá trị duy nhất thỏa mãn yêu cầu

Nguyễn Việt Lâm
22 tháng 1 2022 lúc 17:17

3.

Ta có 1 số chính phương \(a^2=n\) chia 8 chỉ có các số dư 0, 1, 4

\(\Rightarrow a^4=n^2\)  chia 8 chỉ có số dư 0 hoặc 1

\(\Rightarrow a^4+b^4\) chia 8 chỉ có các số dư 0, 1, 2 (1)

Lại có: \(c^4\) chia 8 dư 0 hoặc 1 \(\Rightarrow7c^4\) chia 8 dư 0 hoặc -1

\(\Rightarrow7c^4+5\) chia 8 dư 5 hoặc 4 (2)

Từ (1); (2) \(\Rightarrow a^4+b^4\) và \(7c^4+5\) luôn khác số dư khi chia 8

\(\Rightarrow\) Không tồn tại a;b;c nguyên thỏa mãn yêu cầu

Nguyễn Việt Lâm
22 tháng 1 2022 lúc 17:25

4.

\(\Leftrightarrow x^2+p^2y^2=3\left(xy+4p\right)\)

\(\Rightarrow x^2+p^2y^2\) chia hết cho 3 (1)

Nếu tồn tại 1 trong 2 số \(x^2\) hoặc \(p^2y^2\) không chia hết cho 3 \(\Rightarrow x^2+\left(py\right)^2\) chia 3 dư 1 hoặc 2 (do các số chính phương chia 3 chỉ có các số dư 0 hoặc 1) \(\Rightarrow\) trái với (1)

\(\Rightarrow x^2\) và \(p^2y^2\) đều chia hết cho 3

\(\Rightarrow x^2\) và \(p^2y^2\) đều chia hết cho \(3^2=9\)

\(\Rightarrow3\left(xy+4p\right)⋮9\)

\(\Rightarrow xy+4p⋮3\)

Mà x chia hết cho 3 \(\Rightarrow4p⋮3\Rightarrow p⋮3\Rightarrow p=3\)

Thay vào bài toán: \(x^2-3xy+9y^2=36\) (2)

\(\Leftrightarrow9k^2-9ky+9y^2=36\) (do x chia hết 3 nên thay \(x=3k\))

\(\Leftrightarrow k^2-ky+y^2=4\)

\(\Leftrightarrow\left(2k-y\right)^2=16-3y^2\ge0\)

\(\Rightarrow y^2\le\dfrac{16}{3}\Rightarrow y=\left\{-2;0;2\right\}\)

Lần lượt thế vào (2) tìm x nguyên tương ứng


Các câu hỏi tương tự
Linhhhhhh
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Toàn
Xem chi tiết
CoRoI
Xem chi tiết
Thảo My
Xem chi tiết
Anh Lê Đức
Xem chi tiết
Tiến Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
Dam Duyen Le
Xem chi tiết
Tiến Nguyễn Minh
Xem chi tiết