Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mọt sách không đeo kính

Mới đây báo Hàn Quốc, cũng như báo Việt Nam và các nước khác rung động vì cái chết của sulli-khi cô ca sĩ trẻ đầy tài năng này đang ở độ tuổi thanh xuân rực rỡ. Rồi hành loạt bài báo đổ xô nhúng mực tìm lại quá khứ của cô ấy, những anh hùng bàn phim đang nhiệt huyết vào bán phím về sự việc này...

Anh chị có cảm tưởng gì?

Anna Taylor
14 tháng 10 2019 lúc 22:30

Tại sao chứ, chị cũng là một người có tài năng mà :<<<<<<<<<

Mọt sách không đeo kính
14 tháng 10 2019 lúc 22:34

Tôi không nghĩ mình từng bị trầm cảm, nhưng tôi chắc rằng bản thân mình đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn về tâm lý. Vì vậy tôi muốn chia sẽ đôi điều về vấn đề này.

--------

NETIZEN - Nếu tôi nói những netizen chuyên đi chửi rủa, khẩu nghiệp và lôi khuyết điểm của người khác ra làm chủ đề là "bệnh nhân về tâm lý" có vẻ không oan.

Tôi từng đọc được ở đâu đó rằng, những người có sở thích trộm vặt đôi khi không phải vì khó khăn mà vì họ mắc bệnh tâm lý có tên Kleptomania hay còn gọi là "cuồng ăn cắp". Bệnh này khiến cho những người giàu có cũng nghiện trộm vặt. Một vấn đề tưởng chừng rất rõ ràng lại có một khía cạnh để chúng ta đồng cảm.

Vậy những người thích công kích, chửi rủa, thích sống thay cuộc đời của người khác liệu rằng có mắc một bệnh tâm lý nào không? Nếu có thì có nên được đồng cảm không? Nói thẳng tôi không thích đồng cảm với các bạn.

HÃY NGỪNG cào phím trên mạng xã hội, ngừng công kích và dạy bảo người khác phải sống ra sao, sống thế nào bằng những câu chữ có sức sát thương cao. TẠI SAO bạn dành thời gian ra chỉ trích người khác trên mạng nhưng lại sống như "🤬".

🌿 Một tip nhỏ cho những người trầm cảm, dễ bị tổn thương là đừng cố gắng chia sẽ cảm xúc với quá nhiều bạn bè xung quanh, bởi không ai muốn thu nhận những cảm xúc tiêu cực cả... Điều này có thể gây phản tác dụng.

Thay vào đó hãy hỏi về những cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc của người khác. Bởi niềm vui và nổi buồn đều có thể lan tỏa, vậy hãy để người khác lan tỏa niềm vui đến cho bạn. Đừng nhốt mình trong phòng, hãy gặp gỡ bạn bè để khiến bạn không có thời gian suy nghĩ tiêu cực.

Mọt sách không đeo kính
14 tháng 10 2019 lúc 22:44

Tôi vốn là con nhóc không hay hóng hớt chuyện giới sbz, nhưng hôm nay khi các đàn anh chị tôi bàn luận về việc này, tôi tò mò nên cũng đi tìm hiểu chút. Thật bất ngờ rằng, hàng loạt bài báo viết về tình sử của cô ấy. Bao lời mĩ miều đầy thương cảm....Lúc ấy tôi thấy tức cười

Theo cách so sánh "điên rồ" của một con nhóc đang học cấp hai như tôi, con người giống như những lũ ròi, thấy con vật chết rồi thay nhau vào cấu xé cắn thịt con vật đáng thương đã chết. Lúc vật sống, họ đang ở đâu? À đang lạnh lùng chỉ trích những sai lầm của người khác, đang thích chí xem người khác bị quần quại vì sự cong kích của công chúng....

Dường như họ đang mắc bệnh tâm lí??

Góc tâm sự cuộc sống
15 tháng 10 2019 lúc 13:16

[Đọc mấy dòng trên instagram của cô bạn về cái chết của Sulli. Viết ra mấy dòng ngổn ngang ở quãng 1 tuổi lăn ra đời]
---
Năm 1 ra đời, nhiều đứa bọn mình bị sóng đời đánh mém chết. Và thực may mắn quá, mình không nhận tin phải đặt hoa đến phân ưu với nhà đứa nào cả. Không như Sulli.
.
Từ chỗ dăm ba người và vòng mạng xã hội, mình nghe, có vài thân trẻ, tóc xanh da trắng môi hồng nhưng trái tim sạm kiệt, nảy sinh ý định dừng lại để tìm lối giải thoát. Mặc kệ ngày mai sẽ có ánh mặt trời, mặc kệ ngoài đời hoa có nở rực rỡ. 
Mình đã từng có những tháng ngày như vậy. 
Bạn đứng ở thành cầu, lựng khựng nhìn con nước. 
Bạn ở trong phòng, đưa mắt đo đoán chiều cao của trần nhà. 
Bạn ngồi ở sân thượng, chờ cho dòng người dưới kia vãn bớt. 
Mình thì ở ven đường, nhìn mãi các con xe.
.
Những tiếng than khóc. Những con chữ nghe xé lòng. Từng thứ từng chút, kìm giấu mãi mà vẫn mồn một hiện ra. Chỉ cần nhẹ để ý là đọc-nghe-thấy lời nức nở khát cầu được ai đó lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ (hoặc giải thoát) bật lên xung quanh.
.
Và chẳng biết may mắn hay bất hạnh, ở tuổi đó, những tâm hồn đó, trong cơn vật vã đó, bọn mình nghe và nhận được gì đây?
Ở những người già đời đã đi qua năm tháng như thế, có tiếng xì xào: 
- Trời, có gì đâu, hồi đó ABC cũng dzậy. Giờ vẫn tốt đấy.
- Làm quá lên thôi chứ đâu mà dữ dzậy.
- Ai cũng thế, sao người ta vẫn okei?!
- Em đừng sống trong hào quang quá khứ nữa/ Những tưởng sẽ thành cây cao bóng cả.../ Cố gắng lên em, ai cũng dzậy.../ Mọi chuyện có gì đâu, nỗ lực nữa lên...
...
Ở vòng người xung quanh, có tiếng xôn xao:
- Tưởng sao, ai dè cũng chỉ đến thế.
- Đang cố tỏ ra vui vẻ mạnh mẽ thôi, chứ ai chả biết bên trong cũng khóc ròng.
- Buồn á?
- Làm quá.
...
Ở vòng đời, vòng của những "xã hội dân", có tiếng rỉ rả. Đây có lẽ là tiếng đau lòng nhất. Có những giấc mơ bị đập vỡ nát. Có những mộng ước bị vùi dập tanh bành. Có những thẳng ngay hồn nhiên bị bẻ cho cong vẹo xéo xiên. Có những sắc màu tươi sáng bị tạt bay mất. 
Là đồng tiền. 
Là sân si xã hội. 
Là lòng người "lớn". 
Mỗi một đôi môi, một ánh mắt, một lời hờ hững...buộc bọn mình phải lựa chọn. Hoặc đồng hóa (là lúc chết đi giấc mộng và lý tưởng), hoặc là phải trải qua cơn thanh tẩy của dòng xã hội để giữ mình vẹn nguyên.
.
Ai cũng mặc nhiên coi những điều đó là chuyện bình thường mà những con người bình thường đều phải trải qua. Như bột ngọt mắm muối xì dầu, là chuyện rất đỗi ngang nhiên. Đi đường vấp cục đá, có mấy đứa yếu đuối bất lực mới vì cục đá mà không đi nổi nữa. 
Có thế mà khóc than. 
Có thế mà trầm cảm. 
Có thế mà...muốn giã biệt cuộc đời. 
Có thế mà...
.
Bọn mình suýt. Chỉ suýt. May mắn thay.
.
Trải qua cơn giông bão, quay về, mình vẫn là thiếu niên. Vẫn hồn nhiên ngô nghê. Vẫn cười tươi rạng rỡ. Vẫn tin yêu. 
Chỉ là, lòng nhẹ đi một chút, tâm nặng thêm một ít.
Đứa nào cũng học thêm được kĩ năng sống (bảo vệ mình) giữa dòng xoáy đời. Dù còn sơ cấp lắm. Còn sống, là còn hết.
.
Từ dạo bước ra ấy, mình cẩn thận hơn rất nhiều với nỗi đau của các thân trẻ. Tuổi 15,16. Tuổi 20, 23. Tuổi 25, 27. Chẳng hiểu sao, nhiều câu (vu vơ) đọc thấy, trái tim mình lại hay bắt được tín hiệu "có vấn đề". Bàn tay cứ lựng khựng. Chân dùng dằng. Muốn, đưa ra. Thấy vết thương trong tim rỉ máu.
.
Có câu nói rằng: Nhiều người chỉ sống đến 25 năm, sau đó đợi đến 75 tuổi được người ta khiêng ra ngoài đồng.
Mạn phép, mình tiếp thêm câu:
Có những người, thực sự chỉ đến 25, còn đau lòng hơn cả thế.
.
Nên, xin hãy lắng nghe. Được không?
Đừng để ai đó nằm xuống rồi mới đến buồn đau.

Góc tâm sự cuộc sống
15 tháng 10 2019 lúc 15:34

Quá buồn. Hôm nay đọc tin tức quá buồn.

Không biết ngoài kia, có bao nhiêu cô cậu đang ở trong độ tuổi đẹp nhất của đời người đang phải gánh chịu những áp lực kinh khủng về tâm lý, bị thương bởi sự tấn công từ miệng đời. Không biết có bao nhiêu cô cậu đang mấp mé với cái ý định sẽ tìm tới cái chết để được giải thoát.

Họ vẫn phải cười. Vẫn phải tỏ ra mình ổn. Không có chỗ dựa.

Khi tôi nhìn Sulli, tôi nhìn vào đôi mắt trong và nụ cười rạng rỡ của cô ấy, có lẽ chẳng ai nghĩ, một người như thế lại tìm tới cái chết. Có những trầm uất cô ấy chia sẻ trên báo đài, những sự nổi loạn, nhưng tôi nghĩ, sự cô đơn ấy là ngắn hạn và cô ấy sẽ vượt qua thôi. Chẳng ai ngờ Sulli chọn 1 cái kết như vậy.

“TRẦM CẢM LÀ KHI BẠN VẪN CÓ MỘT CUỘC SỐNG, NHƯNG ĐÃ ĐÁNH MẤT ĐI CUỘC ĐỜI MÌNH.

Ai cũng hiểu lầm rằng người trầm cảm phải là người u uất, ít tiếp xúc với cộng đồng, ngồi một góc nhà và im lặng.

Chúng ta lầm tưởng rằng chỉ cần check đâu đó "10 dấu hiệu cho thấy bạn bị trầm cảm" là có thể đối chiếu được mình liệu có đang bị bóng tối cảm xúc nuốt chửng bản thân hay không.

Bạn không hề hay biết rằng trầm cảm chính xác là khi một người vẫn sinh hoạt bình thường, thậm chí là thành công trong công việc, nhưng mỗi lần họ đối diện với chính bản thân mình lại cảm thấy bế tắc bất lực và không còn gì quan trọng để làm động lực sống trên đời.

Trầm cảm là một từ không thể lạm dụng và đánh lậm với khủng hoảng cảm xúc cá nhân tạm thời hay tâm lí chán nản ngắn hạn (người trẻ thường gọi là "tuột mood").

Trầm cảm là khi bạn bị gặm nhấm bởi chính những cảm xúc tiêu cực mà không sao vùng vẫy ra được, bạn im lặng không thể nói với ai không phải vì họ không hiểu mà vì ngay cả chính bạn cũng không thể hiểu bản thân mình để mà nói ra.

Trầm cảm là lúc không một giải pháp tích cực nào khả thi với tâm lý của bạn ngoài sự giúp đỡ của các liệu pháp từ chuyên gia, hoặc cùng cực nhất là người trầm cảm chọn cái chết - điều đớn đau sau cùng giải thoát họ.

Trầm cảm là khi bạn vẫn có một cuộc sống, nhưng đã đánh mất đi cuộc đời mình. Nhưng không phải tất cả sẽ quy về một cái chết vô nghĩa, nếu như người có dấu hiệu khủng hoảng tâm lí ban đầu (stress, gắt gỏng, từ chối giao thiệp, suy nghĩ tiêu cực,...) được sẻ chia và đồng hành trong cuộc chiến giành lại bản thân.

Mong mọi người đừng lạm dụng hai từ TRẦM CẢM khi chưa hiểu hết sự ghê gớm của nó! 

Thương chúc chúng ta bằng an kiếp này!

Vô cùng tiếc thương Choi Jin Ri (Sulli Choi) 
29.03.1994 - 14.10.2019” - Cre: Nguyễn Nóc

#GDCNNT#RÍPulli


Các câu hỏi tương tự
chu đức duy
Xem chi tiết
chu đức duy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
mai thu huyen
Xem chi tiết
ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
Xem chi tiết
ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
Xem chi tiết
Cô nàng Thiên Yết
Xem chi tiết
quách anh thư
Xem chi tiết
Đỗ Duy Mạnh 123
Xem chi tiết