Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Linh

MINI GAME đâyyyyyy : Ko đăng nội quy nha

Nhất  : 6 tick ( 1 người )

Nhì : 4 tick ( 1 người )

Ba : 2 tick ( 2 người )

Hạn giờ : 20h15' tối nay

Lưu ý : Ko chép trên mạng , ko ném đá nhau . Và những bn sau đay ko đc tham gia : Trần Minh Phong ;  xKrakenYT . 

Đề bài : Hãy trình bày suy nghĩ của bạn về Thiên Văn Học

 

 

Tung Duong
7 tháng 2 2019 lúc 19:01

Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọng là thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể.

Từ thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành các nhánh quan sát và thực nghiệm. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lý thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết.

Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong sự phát hiện và quan sát các hiện tượngthoáng qua.

Thiên văn học cổ hay thậm chí thiên văn học cổ đại không nên bị nhầm lẫn với ngành chiêm tinh học, hệ thống niềm tin rằng những công việc của con người liên quan tới các vị trí của các vật thể vũ trụ. Dù hai lĩnh vực cùng có nguồn gốc chung và một phần phương pháp thực hiện (cụ thể, việc sử dụng lịch thiên văn), chúng là khác biệt

Linh Hương
7 tháng 2 2019 lúc 19:02

Trả lời :

Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao,hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọnglà thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Vềlịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể.

Hok tốt

#Nguồn : Gồ-sama ( Wikipedia-sama )

Linh Linh
7 tháng 2 2019 lúc 19:04

nè bn GTV . Msương . bn cs bj lạc đề ko , mk bảo là nêu cảm nhận mà bn nêu lịch sử r

Son Goku
7 tháng 2 2019 lúc 19:08

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

 

Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọng là thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể.

Từ thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành các nhánh quan sát và thực nghiệm. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lý thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết.

Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong sự phát hiện và quan sát các hiện tượng thoáng qua.

Thiên văn học cổ hay thậm chí thiên văn học cổ đại không nên bị nhầm lẫn với ngành chiêm tinh học, hệ thống niềm tin rằng những công việc của con người liên quan tới các vị trí của các vật thể vũ trụ. Dù hai lĩnh vực cùng có nguồn gốc chung và một phần phương pháp thực hiện (cụ thể, việc sử dụng lịch thiên văn), chúng là khác biệt.[1]

Năm 2009 đã được Liên hiệp quốc coi là Năm Thiên văn học Quốc tế (IYA2009). Mục tiêu là tăng cường nhận thức và sự tham gia của mọi người vào thiên văn học.

Linh Linh
7 tháng 2 2019 lúc 19:09

các bn ơi ! Mại zô !!!

Linh Linh
7 tháng 2 2019 lúc 19:11

bn Son Goku chép mạng BỊ LOẠI 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_v%C4%83n_h%E1%BB%8Dc

Linh Hương
7 tháng 2 2019 lúc 19:13

_((= Em cx bị loại roy hã cj 

_Còn ghi nguồn ra mak k ai thông báo lak seo 

_Thông báo hộ =]]

Son Goku
7 tháng 2 2019 lúc 19:14

Đó là chuyện đã diễn ra 8 năm về trước nhưng mỗi khi nhớ lại trong tôi vẫn dâng lên một nỗi niềm khó tả. Bố là người đầu tiên dẫn tôi đến với môn khoa học lí thú thiên văn. Bố đã cấy vào trong tôi sở thích “ngắm mà không bắn”. Bố tôi là một người say mê thiên văn học, ông có cả hàng tá cuốn sách về thiên văn mà đối với tôi khi ấy chúng còn thua mấy cây kẹo “kít”.

Những đêm bầu trời đầy sao, bố bế tôi lên sân thượng, nhìn thứ ánh sáng lấp lánh trên bầu trời tôi biết chúng đẹp, đẹp cả trong suy nghĩ của tôi và trong từng câu nói của bố. Lúc đó tôi chỉ biết đến ánh sáng dìu dịu của “nó”-ánh sáng mà tôi nghĩ rằng đó là ngọn đèn cầy mà mẹ để dành cắm trên chiếc bánh sinh nhật tôi.Tôi đưa ánh mắt nhìn theo hướng chỉ tay của bố, chăm chú nghe từng lời bố nói (dù tôi chẳng hiểu gì cả) nhưng tôi biết bố vui vì điều đó. Bố cũng biết rằng một đứa trẻ như tôi chưa đủ khả năng để hiểu cái thế giới vĩ mô đó. Nhưng bố vẫn luôn tìm cách lí giải cho tôi về các chòm sao mà theo bố đó là các vị thần Hy Lạp. Bố muốn cấy vào tôi tình yêu thiên văn và cuối cùng bố đã đạt được.

Đến khi tôi có thể đọc tốt, cũng như bao đứa trẻ khác tôi như bị cuốn vào thế giới truyện tranh. Những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita,hay chú khỉ con Songoku luôn làm tôi phấn khích. Tôi thích truyện tranh bởi tôi cũng là một đứa trẻ, vì các bạn mang sức mạnh chính nghĩa…. và vì những vùng đất lạ cũng có sức cuốn hút tôi.

Đêm, nhìn lên bầu trời tôi mơ được biết đâu là “Na mêc” là “Hành tinh cảm”,”Hành tinh tím”….tôi ngây thơ hỏi bố về điều đó.Ông trả lời rằng đó không phải là sự thật, rằng các tác giả chỉ tưởng tượng ra thôi,khoa học chưa hề kết luận điều đó.Tôi ứ chịu.Tôi khóc.Bố dỗ dành tôi, mẹ ôm tôi vào lòng.Tôi vẫn không thôi khóc. Một tuần sau đó tôi cố tìm một chút hi vọng trong các tài liệu mà bố tôi có về thiên văn, dù không hiểu các khái niệm trong sách rõ lắm nhưng tôi cũng biết rằng điều bố nói là sự thật.Tôi thôi không nghĩ đến điều đó nữa. Tôi không muốn quan tâm cái vũ trụ không có loài người đó.

Sau một thời gian tôi chúi mũi vào học, mơ ước được trở thành kĩ sư đã chiếm hết đầu óc tôi. Lịch học những năm phổ thông thật dày đặc, tôi suốt ngày phải ở trường mà có khi đi học thêm mãi đến tận khuya mới về.Những giờ phút ngắm sao cùng bố hoàn toàn chấm dứt.Thật may những nỗ lực của tôi cũng được đền đáp.Cầm trên tay giấy báo nhập học, tôi cười trong điên loạn. Bố mẹ, bạn bè, người thân chia vui cùng tôi. Tôi được tổ chức một buổi liên hoan ra trò.

Đêm trước khi ra thành phố học, tôi và bố mới lại có dịp ngăm sao cùng nhau. Nhỏ bạn tôi trở thành khách mời vinh dự cho buổi hàn huyên vũ trụ đó, nhưng nó ngủ mất. Đó cũng là lần đầu tiên tôi và bố ngồi nói chuyện như hai người đàn ông với nhau. Bố nhắc nhở tôi chăm lo việc học hành,cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp sau này. Rồi bố nói về mơ ước lúc còn nhỏ của bố, bố không mơ thành một kĩ sư như tôi mà là trở thành một phi hành gia bay vào vũ trụ. Cái thời của bố nó nghèo, đâu có cái thú gì ngoài việc ngắm trăng sao miễn phí. Lúc đó tôi mới thấm thía lí do vì sao bố hướng tôi đến thiên văn. Tôi ngẫng người, tôi hứa với bố tôi sẽ kế thừa cái sở thích của bố. Hai bố con nhìn nhau cười rồi cùng nhìn về cái thế giới xa xôi vô tận, thế giới đã giúp tôi hiểu gia đình mình hơn…

Bước vào ngưỡng cửa đại học, tôi có khá nhiều thời gian rãnh.Ngoài việc đều đặn đến trường tôi vẫn chưa có lịch làm gì để quen với môi trường học mới.Tôi nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ bầu trời (vì ở đây không có chỗ “ngắm mà không bắn” như ở quê tôi). Những buổi chiều lang thang không việc gì làm tôi rẽ vào nhà sách, những cuốn sách thiên văn tuy không nhiều nhưng cũng có vài sách mới mà tôi chưa từng đọc. Đứng coi cọp đã một hồi, tôi cảm thấy ngại thôi đành mua một quyển về đọc vừa thích vừa tránh được ánh mắt soi mói của mấy bà trông hàng. Chuỗi ngày này qua ngày khác “chán như con gián” của tôi cũng dần qua đi.

Một ngày tôi thấy “tờ ap-phich PAC” thiên văn bách khoa được chưng ra gần một khu nhà tôi học. Cái cảm giác trăng sao của tôi lại hiện về, tan buổi học tôi phóng vội về nhà. Sẵn có cái máy tính ở phòng trọ, tôi nhanh chóng tìm ra địa chỉ diễn đàn thiên văn trường tôi trên google. Tôi đã tìm được một nguồn kiến thức mới. Niềm đam mê thiên văn chảy trong huyết quản gia tộc tôi được thổi lên,nó thôi thúc tôi, đưa tôi về với bố tôi về với mãnh đất “ngắm mà không bắn”……Bố ơi, chắc lâu lắm con mới về nhà được nhưng con sẽ không cô độc nơi đây đâu. Con sẽ lại tiếp tục cấy thiên văn vào bản thân con và những người khác như bố đã từng làm.

Cảm ơn diễn đàn thiên văn bách khoa PAC giúp tôi sẽ chia những điều này. Cảm ơn các bạn đã cho tôi được tiếp thêm những kiến thức mới về thiên văn. Cảm ơn vì những gì các bạn đã làm cho cộng đồng. Cảm ơn vì tất cả. Chúc cho diễn đàn ngày càng thu hút được nhiều bạn bè bốn phương. Chúc cho thiên văn học trở thành một môn khoa học lí thú với tất cả mọi người. Cảm ơn…

Chúc các bạn ăn tết vui vẻ cùng gia đình 

           Happy New Year

Linh Linh
7 tháng 2 2019 lúc 19:14

uk , e bj loại r mà

Son Goku
7 tháng 2 2019 lúc 19:15

cũng may tui đánh máy nhanh ko thì ko kịp trả lời

Linh Linh
7 tháng 2 2019 lúc 19:16

bn Son Guku , ¶î€u♥†hu™ , GTV . Msương BỊ LOẠI

Son Goku
7 tháng 2 2019 lúc 19:18

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người luôn canh cánh với câu hỏi "chúng ta có phải là sinh vật thông minh và tiến hóa nhất trong vũ trụ?" và trong hàng trăm năm nay, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, khám phá vũ trụ để tìm cho ra đáp án cho câu hỏi ấy.Như chúng ta đã biết , Thiên văn học là một môn Khoa học nghiên cứu về các vật thể vũ trụ , các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ, sự phát triển, tính chất vật lý - hóa học và các chuyển động của các vật thể , cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ . 

Thiên văn học ăn sâu vào hầu hết các nền văn hóa, là kết quả của những ứng dụng thực tế và ngụ ý triết học của nó.Trong lịch sử cách mạng khoa học, thiên văn học nổi bật hơn cả. Trong những danh sách gần đây về“một trăm người có ảnh hưởng nhất thiên nhiên kỷ”, luôn luôn có sự có mặt của một vài nhà thiên văn học.Thiên văn học có ứng dụng thực tế rõ ràng trong: giữ chuẩn thời gian; làm lịch; thay đổi hàng ngày, theo mùa và dài hạn của thời tiết; hàng hải; ảnh hưởng của bức xạ Mặt trời, thủy triều, và tác động của thiên thạch và sao chổi tới Trái đất.Nó là một ngành khoa học tiên phong thúc đẩy sự tiến bộ của các ngành vật lý nói chung bằng cách cung cấp cho các ngành này một phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại −vũ trụ− ở đó các nhà khoa học đối mặt với những môi trường khác xa với bất kỳ cái gì có thể tìm trên Trái đất. Thiên văn học thúc đẩy sự tiến bộ của ngành địa chất bằng cách cung cấp cho nó những thí dụ về hành tinh và mặt trăng ở các môi trường khác nhau, với tính chất khác nhau.
Những tính toán thiên văn đã thúc đẩy sự phát triển các ngành toán học như lượng giác học, logarit và giải tích; và ngày nay những tính toán này thúc đẩy sự phát triển của máy tính: các nhà thiên văn học sử dụng một tỉ lệ lớn lượng thời gian trên các hệ siêu máy tính của thế giới.Thiên văn học tạo ra nhiều phát triển công nghệ, như những bộ ghi nhận vô tuyến nhiễu thấp, nhiều máy đo trải từ nhũ tương ảnh đến camera điện, và các kỹ thuật xử lý ảnh ngày nay thường xuyên được sử dụng trong y học, viễn thám,... Kiến thức của thiên văn học thiết yếu cho loài người để có thể tiếp tục khám phá không gian.
Bản chất của thiên văn học đòi hỏi quan sát từ các kinh và vĩ độ khác nhau và do đó thúc đẩy hợp tác quốc tế. Nó cũng đòi hỏi sự quan sát trong nhiều năm, nhiều thập kỷ và thế kỷ, do đó nó kết nối các thế hệ và các nền văn hóa tại các thời điểm khác nhau.
Thiên văn học vén mở nguồn gốc vũ trụ, vị trí của chúng ta trong không và thời gian. Nó nghiên cứu nguồn gốc vũ trụ, thiên hà, sao, hành tinh, các nguyên tử và phân tử của sự sống −và có thể ngay cả bản thân sự sống. Nó giải quyết một trong những câu hỏi cơ bản nhất −có phải chúng ta cô đơn trong vũ trụ?
Thiên văn học thúc đẩy nhận thức về môi trường, qua những bức ảnh chụp Trái đất từ ngoài không gian và qua nhận thức rằng chúng ta có thể là sự sống duy nhất trong vũ trụ.
Thiên văn học phơi bày một vũ trụ rộng lớn, biến đổi và tuyệt đẹp −vẻ đẹp của bầu trời đêm, sự tráng lệ của nhật thực, sự thú vị của một lỗ đen. Thiên văn học minh họa thực tế rằng khoa học có cả giá trị văn hóa cũng như kinh tế. Nó truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ.

Không nhưng thế Thiên văn học thúc đẩy trí tò mò, trí tưởng tượng và cảm nhận về khám phá và phát hiện.
Thiên văn học cung cấp cho ta một ví dụ về phương pháp tiếp cận tới ‘phương pháp khoa học’ −quan sát, mô phỏng và lý thuyết, tương phản với phương pháp tiếp cận lý thuyết và thực nghiệm thông thường.
Thiên văn học, nếu được dạy đúng cách, có thể thúc đẩy suy nghĩ dựa trên lý trí và hiểu biết bản chất khoa học qua những ví dụ từ lịch sử khoa học và từ những vấn đề hiện nay như giả khoa học;
Thiên văn học, trong lớp học, có thể được sử dụng để minh họa nhiều khái niệm vật lý như hấp dẫn, ánh sáng và phổ.
Bằng cách dạy cho sinh viên về kích thước và tuổi của các vật thể trong vũ trụ, thiên văn học đem lại sinh viên trải nghiệm tốt hơn về suy nghĩ trừu tượng, về độ lớn của thời gian, khoảng cách và kích thước.
Thiên văn học là môn học đa ngành; "tiếp cận tổng hợp" và "kết nối đan xen" là những khái niệm ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển chương trình học ở các trường học hiện đại.
Thiên văn học thu hút giới trẻ tới khoa học và công nghệ, và do đó vào những công việc trong các lĩnh vực này., thúc đẩy và tăng cường nhận thức, hiểu biết và sự tôn trọng của công chúng ở mọi lứa tuổi với khoa học và công nghệ.
và là một sở thích không đắt đỏ và hết sức thú vị của hàng triệu người trên thế giới. 

Theo GS.TS Trịnh Xuân Thuận, con người hiện đại đang hướng về vũ trụ với cái nhìn khắc khoải, lần mở những bí mật huyền diệu. “Có thể nói rằng, vũ trụ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có người quan sát để thưởng ngoạn, khâm phục vẻ đẹp thánh thiện cùng sự hoà điệu tuyệt vời của nó. Cuộc truy đuổi giữa một bên là suy luận thuần tuý logic và một bên là sự huyền bí siêu nhiên ắt hẳn rất khó có hồi kết, bởi vì câu trả lời thường không có cho mọi câu hỏi”, ông nói.

Ngày nay , Thiên văn học đang ngày càng phát triển do các thiết bị khoa học kĩ thuật tiên tiến , vốn hiểu biết của con người cũng từ đó được nâng cao . Sự tò mò , ham muốn tìm hiểu đưa con người biến đến nhiều điều mới lạ xung quanh và bao la ngoài vũ trụ nhưng nó chưa hẳn đã hết. Những vùng đất , những tinh thể ngoài vũ trụ kia vẫn đang đợi con người tới khám phá

~ học tốt ~

Linh Linh
7 tháng 2 2019 lúc 19:22

Trần Minh Phong , mắt bn bj mù ko ? đọc lại cái chỗ lưu ý ik

Thì mình có chép đâu , mk chỉ lấy câu hay của người ta thêm vào văn mình thôi, tìm đi , chả bài nào y hệt bài mình cả

Son Goku
7 tháng 2 2019 lúc 19:26

anh em trả lời nó làm gì người ta mất công viết mà ko tk thì trả lời  nó làm gì

MẤT CÔNG 

Hn . never die !
7 tháng 2 2019 lúc 19:40

I. Nội quy tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

nguyễn duy quý
7 tháng 2 2019 lúc 19:47

môn thiên văn học rất hay 

nó nói về vũ trụ của không gian

môn đó rất tốt cho con người

nó để dành cho những người tài ba

em rất ngưỡng mộ mon thiên văn học

Linh Linh
7 tháng 2 2019 lúc 21:20

và sau đây mk xin chốt lại danh sách:

ko cs ai đạt giải cả


Các câu hỏi tương tự
Miko Kikyo
Xem chi tiết
ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
Xem chi tiết
Người
Xem chi tiết
Lưu Hồng Nhung
Xem chi tiết
Despacito
Xem chi tiết
30. Bảo Trâm
Xem chi tiết
Lưu Hồng Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
30. Bảo Trâm
Xem chi tiết
An Nhiên
Xem chi tiết