Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Ở phương Tây, nghệ thuật của Đế chế La Mã chủ yếu bắt nguồn từ hình mẫu của nghệ thuật Hy Lạp. Ở phương Đông, công cuộc chinh phục của Alexander Đại đế bắt đầu nhiều thế kỷ giao lưu trao đổi lẫn nhau giữa các nền văn hóa Hy Lạp, Trung Á và Ấn Độ, kết quả là ở nghệ thuật Hy Lạp -Phật giáo, với ảnh hưởng xa đến Nhật Bản. Sau thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Cũng vào thế kỷ 19, các truyền thống cổ điển bắt nguồn từ Hy Lạp thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây.
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn: hình học, Cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa. Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm trước đó(theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm. Sự khởi đầu của các cuộc chiến tranh với Ba Tư (từ năm 480 trước Công nguyên đến năm 448 trước Công nguyên) thường được coi là sự phân chia giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và Triều đại của Alexandros Đại Đế (từ năm 336 TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp hóa.
Trong thực tế, không có quá trình chuyển đổi mạnh từ một thời kì này tới một thời kì khác. Các hình thức nghệ thuật phát triển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn những người khác. Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và các điều kiện của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay đổi nghệ thuật nào.