Tham khảo :
Mỗi một người chúng ta đều có cội nguồn, đều có quê hương yêu dấu – nơi ta sinh ra và lớn lên , nơi chứa bao kỉ niệm vui buồn , nơi gắn bó với mỗi người từ thuở còn thơ. Đối với em quê hương Mê Linh là vùng đất rất đặc biệt.
Đầu tiên em xin giới thiệu về mảnh đất Mê Linh – nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Hán và xưng vương.Vùng đất đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ này vốn là nơi giao lưu kinh tế và văn hóa của các vùng như: miền núi, trung du và đặc biệt là sự giao thoa văn hóa với các tỉnh lân cận nhất là với kinh đô Thăng Long, nên đã hội tụ ở đây một nền văn hóa phong phú, đa dạng góp phần không nhỏ vào sự hình thành phát triển của nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Trong đó, các di tích lịch sử - văn hóa như một minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo tinh tế của người Việt, đồng thời còn đánh dấu sự ra đời và phát triển của văn minh cộng đồng, làng xã Việt Nam.. Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội và nhắc tới Mê Linh mọi người sẽ nhớ ngay tới đền Hai Bà Trưng. Bước vào đền ai cũng sẽ cảm nhận được sự cổ kính đồng thời trang trọng ở nơi đây. Tất cả mọi thứ trong đền đều mang giá trị văn hóa lịch sử rất cao. Đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh... Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hằng năm từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch) để tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ. Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc. Điều đó luôn khiến em tự hào khi nhắc về mảnh đất quê hương mình. Ngoài đền Hai Bà Trưng, đồi 79 mùa xuân cũng là nơi rất đáng đến khi nghe tới Mê Linh. Tới với đồi 79 mùa xuân chắc chắn mọi người sẽ cảm nhận được không khí trong lành và quan cảnh xanh tươi khắp nơi.Rời xa không khí đô thị ồn ào, nhộn nhịp, bước những bước chân đầu tiên vào khu du lịch, trước mắt bạn sẽ hiện ra hình ảnh hai hồ nước xanh trong hai bên lối vào. Bao quanh hồ nước là đường đi bộ với hệ thống cây xanh phủ bóng mát rượi. Với hai quả đồi thông tự nhiên và hàng nghìn cây bồ đề trồng mới, không gian xanh mướt này sẽ là địa điểm lý tưởng cho những buổi dã ngoại ngoài trời. Điều đặc biệt là khi đi từ chân đồi thông thứ nhất chỉ cần bước lên đúng 79 bậc thang sẽ thấy được bức tượng của vị anh hùng dân tộc vĩ đại – Hồ Chí Minh. Và cứ tới dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, Quốc khánh 2/9, hay những ngày lễ, Tết và cuối tuần mỗi người dân đều cùng gia đình bạn bè tới đây để thắp hương tưởng niệm Bác và các anh hùng, liệt sĩ. Từ lâu trong tâm thức của người dân Mê Linh, các di tích lịch sử - văn hóa chính là một phần linh hồn, một nét văn hóa đặc sắc của quê hương. Những điều trên đều có thể nói nên phần nào về Mê Linh ta nói chung và mỗi người dân nói riêng đều rất trân trọng và ghi nhận những giá trị lịch sử ở quê hương mình và luôn cố gắng khiến quê hương ta tốt đẹp hơn
Theo em được biết 10 năm trước huyện Mê Linh phải đối mặt với không ít khó khăn như: Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, vừa xuống cấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. Để nâng cao đời sống nhân dân tốt hơn Mê Linh- quê em đã bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.Và đúng như mong đợi mọi vấn đề hầu như đều được cải thiện. Huyện đã xây mới và sửa chữa 126 điểm trường học, xây mới 20 nhà văn hóa, khu thể thao với số tiền 2.750 triệu đồng. Đến nay có 67/81 thôn làng, 17/18 tổ dân phố đã có nhà văn hóa, với đồng bộ trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 51,6 triệu đồng/người/năm; huyện cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 80-85%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Khi đi quanh nơi em sống em luôn cảm thấy thật vui sướng khi mà đường xá được trải dài bê tông ngoài ra một số trường cũ đều được sửa chữa sao cho thật khang trang và sạch đẹp cho các em học sinh được giáo dục trong môi trường tốt nhất. Điều đó lại càng cho thấy huyện luôn chú trọng đến đời sống văn hóa của người dân. Ngày nay, huyện Mê Linh đang là khu phát triển mạnh với nhiều đô thị cao cấp, làm thay đổi diện mạo của vùng ngoại thành. Cùng với truyền thống anh hùng, tinh thần kiên cường bất khuất, huyện Mê Linh sẽ là một trong những huyện có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của cả nước. Đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của huyện không thể không nhắc đến khu công nghiệp Quang Minh. KCN Quang Minh có vị trí địa lý,hệ thống giao thông thuận lợi,cạnh sân bay Quốc tế Nội Bài, là điểm đến ưu thích của các nhà đầu tư Nhật bản, Hàn Quốc. Do đó KCN Quang Minh có thể nói là mang lại giá trị kinh tế rất cao
Ngoài đời sống ở huyện Mê Linh, khi nhắc đến con người Mê Linh em luôn nhớ đến những con người thực sự có truyền thống yêu nước , bất khuất từ thời Hai Bà Trưng, thời Trương Hồng, Trương Hát, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Đề Thám... Tháng 12/1932, đồng chí Lê Đình Tuyển, Nguyễn Tạo về hoạt động tại cơ sở cách mạng Ngọc Thanh. Năm 1935 đồng chí Xuân Thuỷ mở hiệu thuốc Bắc, làm đầu mối liên lạc của Đảng. Quê ngoại đồng chí Xuân Thuỷ ở Nam Viêm, hãy còn bút tích của đồng chí ở đền Thánh Mẫu.
Năm 1941 các đồng chí Trường Chinh, Xuân Thuỷ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Lam về hoạt động tại cơ sở bị mật ở Tráng Việt, Thanh Lâm. Năm 1944 tại Tráng Việt, ta lập xưởng in tài liệu và báo chí cách mạng của Đảng. Năm 1945, Cao Minh và Ngọc Thanh trở thành căn cử cách mạng, chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 24 - 12 - 1958 , Hồ Chủ Tịch về thăm Phúc Yên, Tháng 3-1965 đồng chí Lê Duẩn về thăm xã Tiền Phong. Tháng 7 - 1965 đồng chí Trường Chính về thăm xã Thanh Lâm. Ngày 17- 10 - 1977, súng bộ binh của quân dân Tiền Châu bắn rơi tại chỗ máy bay F111 A cánh cụp cánh xoè, loại phi cơ phản lực khủng khiếp nhất của đế quốc Mỹ, ghi chiến công thứ 4.000, hạ gục bọn giặc trời trong lịch sử chống Mỹ cứu nước. Năm 1976, đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp chỉ đạn xây dựng thị trấn Xuân Hoà...
Mê Linh còn có vinh đã ghi tiếp vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tên tuổi người thiếu niên anh hùng Vĩnh Phúc, đứng sau Trần Quốc Toàn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nông Văn Dền là anh hùng liệt sĩ thiếu niên du kích Lưu Quý An, người thôn Yên Nhân, xã Tlền Phong. Với truyền thống văn hiến lâu đời,huyện Mê Linh cũng rất coi trọng việc giáo dục theo thống kê chưa đầy đủ, giai đoạn hiện nay Mê Linh đã có tới 52 thạc sĩ, 19 phó tiến sĩ và 5 tiến sĩ. Mê Linh có 2 thư viện ở Thạch Đà và Hạ Lôi. Nói về khoa bảng, Mê Linh có tới 15 tiến sĩ, trong đó 5 người đỗ Hoàng Giáp, 10 người đỗ Đệ Tam Giáp Đồng tiến sĩ. Danh vọng nhất là Đỗ Nhuận. ông làm tới chức Trung Trinh Đại Phu, Hàn Lâm thị Độc, Kiêm Đông các đại học sĩ, tao đàn phó nguyên súy, năm thứ 7 đời vua Lê Thánh Tông, ông là người thôn Bạch Đại xã Kim Hoa. Hai người nữa là Nguyễn Tôn Miệt và Ngô Kích Thần ở thôn Xuân Phương, xã Phúc Thắng. Một người giữ chức thư viện Hàn Lâm, xếp thứ 15 trong Nhị thập Bát tú của Thi xã Tho Đàn. Một người được phong Tử tước, đô Ngự sử. Bùi Phỉ ở Yên Lão thị, đỗ tiến sĩ năm 1490, chức tế tửu, có nghĩa là Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám.. Mê Linh có hệ thống trường học hoàn chỉnh từ Mầm non. Tiểu học. THCS, THPT đến Đại học. Bên cạnh các trường lớp công lập, Mê Linh đã hình thành hệ thống trường Dân lập, Bán công, BTVH. các lớp đàn tạo Ngoại ngữ, tin học, dạy nghề . . . Đăc biệt có hệ thống trường trọng điểm chất lượng cao ở tất cả các bậc học, cấp học đáp ứng mọi nhu cầu học tập của thanh thiếu niên. Ngoài hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn Mê Linh còn có trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nên Mê Linh có điều kiện để đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ đạt chuẩn và nâng cấp đúng chuẩn. Mê Linh là đơn vị dẫn đầu phổ cập THCS của tỉnh Vĩnh Phúc. 100% số xã và thị trấn của Mê Linh đã hoàn thành phổ cấp giáo dục THCS, kể cả các xã vùng núi Ngọc Thanh và các xã vùng ven sông Hồng.
Mê Linh quê em còn vô cùng nổi tiếng với các món đặc sản như: canh rau cải Thái Lai - ăn canh rau cải này vừa có vị ngọt của vồng cải, vị ngọt của cá rô nướng, vừa có hương thơm nhẹ của thìa là, vị cay cay của gừng nóng ran cả người nghe thôi đã thấy ngon rồi; thịt giả cầy Yên Bài; lươn om củ chuối Văn Lôi;...... tất cả đều phải chế biến rất cầu kì bởi những bàn tay chuyên nghiệp của người dân Mê Linh .Tổng hợp vô số điều trên em thấy vô cùng tự hào hãnh diện hạnh phúc và may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mê Linh thật tuyệt biết bao ! Và em chỉ mong Mê Linh ta vẫn tiếp đậm đà, nhằm trở thành một Mê Linh hiện đại - văn minh, đoàn kết - dân chủ và giàu mạnh.
tục mở ra nhiều triển vọng mới, hoàn thiện mình, nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc đ