Câu 5. Xác định TN, CN, VN các câu sau.
a, Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
b, Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn
trước gió.
c, Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về giống cây kì lạ này.
a. Mùa xuân , là bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè , lá lên thật dày , ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu, lá bàng ngả cành màu tía và bắt đầu rụng xuống.Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.
b, Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn trên Giúp mk vớiCâu 1: Đặt 1 câu trần thuật đơn có từ là dùng để giới thiệu/miêu tả
Câu 2: Đặt 1 câu có phó từ chỉ mức độ
Câu 3: Cho các câu sau, xác định thành phần chính, phụ. Phân tích cấu tạo của các thành phần đó
a) Vào những buổi chiều, lũ học trò chúng tôi thường đi thả diều
b) Ngoài xa, hàng chục chiếc thuyền đã đánh cá trở về
Câu 4: Đặt 1 câu tồn tại
Câu 5: Tìm phép nhân hoá cho biết
a) Trên cây, những chú chim đang hót
b) Lũ ong đang đùa giỡn trên những bông hoa
c) Chim ơi, hãy hót nữa đi
Cho đoạn văn sau :
Mùa khế ra hoa. Từng chùm hoa tim tím lắc lư theo chiều gió . Những cánh hoa mỏng manh rơi rơi rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi ngoi lên,chỉ thấy đâu đây những con thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành hòa mình với màu tím của nước chiều. Và khi trăng lên, cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy ánh trăng ngọt dịu mát. Cánh hoa rung rung, vẫy vẫy như mời gọi trăng vàng xuống chơi
Câu 1 :chỉ ra phương thức biểu đạt và nêu nội dung
Câu 2:chỉ ra nghệ thuật so sánh có trong đoan văn trên và phân tích tác dụng
Câu 3:tìm cụm danh từ
Giúp mik với chiều nay mình phải nộp rồi
Mk hỏi câu này thì hông có liên quan tới các môn có ở diễn đàn nhưng mà bạn nào biết thì trả lời giúp mk nha!!
-Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết?Cho ví dụ.
-Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
-Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?Em có biết những bộ phận nào khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa?Tên của các bộ phận đó?
Mấy bạn ơi, đây là những câu hỏi về Sinh học mà mk hông biết,mấy bạn trả lời giúp mk nha!Mk cần lắm !!!
Ai nhanh mk sẽ ấy!!
Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
''Ai đã từng đến quê hương tôi hẳn sẽ không thể quên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào mỗi buổi sớm mai. Bầu trời ửng hồng, cao vời vợi và rộng. Trên trời, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những chiếc kẹo bông đang vui đùa cùng làn gió sớm. Ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau lũy tre làng, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt lung linh sắc màu rực rỡ. Từng đàn chim ríu rít bay về đua nhau hát ríu rít trên những hàng dây điện như thể chúng đang gẩy đàn vậy. Những giọt sương long lanh đọng trên lá như những viên pha lê sáng lấp lánh. Làn gió nhè nhẹ thổi mơn man trên những cành cây, ngọn cỏ. Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ màu vàng rực rỡ trải dài mênh mông. Ven cánh đồng là dòng sông quê uốn mềm như dải lụa xanh nhẹ nhàng. Vào mỗi buổi sớm mai, con sông mới êm đềm, đáng yêu làm sao! Dưới ánh nắng bình minh, mặt sông lấp lánh, lăn tăn những gợn sóng. Cây cầu dường như chỉ có lúc này mới tranh thủ soi mình xuống mặt sông. Phía xa xa vút tầm mắt theo con đê làng là dãy núi xanh mờ chừng như chưa tan sương sớm. Cả không gian thiên nhiên quê hương tôi thật đẹp và yên bình như một bức tranh vậy. Càng yêu quê hương tươi đẹp biết bao nhiêu, tôi càng tự nhủ phải chăm chỉ học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.''
Hãy tìm ra câu có sử dụng phép tu từ hoán dụ trên đoạn văn trên
Bài 4 (3đ) Đọc đoạn văn sau:
Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển
hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm rập rờn, bay lượn.
1) Xác định CN, VN, TN, kiểu câu của các câu trên.
2) Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phép liên kết nào?
một vài giọt mưa loáng thoáng roi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy : những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép thủy làm bàn chân nhỏ bé cử em ướt lạnh . thuộc kiểu câu và xác định TN VN CN
Ngữ văn
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc? Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ gương mặt nom hiền hậu, kể là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào nhưng chả may rơi mất vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Và nay không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh. Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. ...Một nữ sinh vào loại lớn , đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu nhưng chúng ta hãy góp nhau lại. - Mình cũng có hai xu đây-một cô bé áo đỏ nói. – Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào! ... Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình. ...Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu ấy đầy cả xu mà những bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. (Cậu bé nạo ống khói – trích “Những tấm lòng cao cả” - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
Câu 1: Đoạn truyện trên tác giả sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể.
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là ai?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong câu văn in đậm. Từ đó, chép lại chính xác một câu văn khác trong đoạn truyện cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Câu 4: Xác định cụm động từ được sử dụng trong câu: “Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.”
Câu 5: Vì sao cậu bé lại khóc nức nở? Để giúp đỡ cậu bé những đứa trẻ trong đoạn truyện đã làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của chúng?