MÂM CỖ MÙA THU
Đầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những thứ quả mùa thu ấy. Cốm nữa. Cốm thoảng hương lá sen già như cố níu mùa hè ở lại thêm chút dư âm.
Ổi găng chín vàng, ổi nậm hơi chua, ổi nghệ hơi chát, ổi đào tươi như màu đào làm đẹp thêm cho mâm cỗ. Những chùm quả sấu chín vàng như nắng. Gọt một quả sấu chín thành hình ruột già, để thưởng thức vị ngọt, chua, lạ của nó, cho cái lưỡi một cảm giác thay đổi. Chuối tiêu nhuộm vàng màu trứng cuốc, thơm dịu, thịt mềm, vỏ mỏng, ruột trắng như ngà non, ăn với cốm rất ngon, mà ăn riêng nó càng ngon, càng tinh chất.
Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại, là sắc màu và hương vị, là hình ảnh và tình quê hương cho ta gắn bó với nước non.
Theo Băng Sơn
A. Đọc thầm văn bản sau:
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.
1. Theo tác giả, chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết là quả gì?
A. Trái bưởi.
B. Trái hồng.
C. Trái ổi.
2. Mâm cỗ mùa thu có những gì nữa?
A. Có bưởi, hồng, cốm, ổi, sấu, chuối tiêu.
B. Có Hồng Lạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ, ổi, na, sấu, chuối tiêu.
C. Có Hồng Lạng quả tròn, hồng, cốm, ổi, na, sấu.
3. Em hiểu câu “Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại.” là như thế nào?
A. Con người đã phải rất vất vả đấu tranh với thiên nhiên mới tạo ra được các loại quả ấy.
B. Bàn tay lao động của con người và những gì tốt nhất từ nắng, gió, đất, nước,... đã tạo ra những loại quả ấy.
C. Nước mắt của bao người là tinh túy của đất trời, đã tạo ra các loại quả ấy.
4. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Những chùm quả sấu chín vàng như nắng.”trả lời cho câu hỏi gì?
A. Như thế nào? | B. Thế nào? | C. Làm gì? |
5. Bài văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh. | B. Nhân hóa. | C. Cả hai đáp án trên.
|