Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách
Đáp án cần chọn là: A
Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách
Đáp án cần chọn là: A
Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Đất nước khủng hoảng
B. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam
C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu
D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển
giúp đi, sầu "não" thật sự ;-; ;-;
Câu 1. Điểm chung của các văn thân, sĩ phu đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX là
A. xuất phát từ truyền thống đấu tranh của dân tộc.
B. xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
C.chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.
D. muốn xóa bỏ chế độ phong kiến.
Câu 2. Giai cấp lãnh đạo phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A.nông dân. B.địa chủ. C.công nhân. D.văn thân, sĩ phu.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A.Bãi Sậy. B.Hương Khê. C.Yên Thế. D.Ba Đình.
Câu 4. Cuộc khai thác thuộc địa lấn thứ nhất của thực dân Pháp được thực hiênh trong khoảng thời gian là
A. 1897-1914. B. 1898- 1914. C. 1897-1913. D. 1898-1915.
Câu 5.Thực dân Pháp thi hành các chính sách khai thác mọi lĩnh vực nhằm mục đích
A. Thúc đẩy các ngành kinh tế của Việt Nam phát triển.
B. Góp phần cải thiện cuộc sống cho nhân dân Việt Nam.
C. Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho nền kinh tế chính quốc.
D. Khơi dậy sức tiềm năng của nền kinh tế nước ta.
Câu 6. Dưới chính sách khai thác thuộc địa của Pháp xã hội Việt Nam đã xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới là
A. Địa chủ, nông dân. B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. Thị dân, thương nhân. D. Nông dân, công nhân.
Câu 7. Trong chương trình khai thác lần thứ nhất ở Việt Nam thực dân Pháp tập trung bỏ vốn vào khai thác công nghiệp
A. cơ khí. B. chế tạo máy. C. hóa chất, năng lượng. D. khai thác mỏ và kim loại.
Câu 8. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. quan hệ sản xuất tư bản được du nhập đầy đủ vào Việt Nam.
B. quan hệ sản xuất phong kiến được hỗ trợ bởi quan hệ sản xuất tư bản.
C. quan hệ sản xuất phong kiến được thay thế hoàn toàn bởi quan hệ sản xuất tư bản.
D. quan hệ sản xuất tư bản được du nhập và tồn tại đan xem với quan hệ sản xuất phong kiến.
Câu 9. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A.Hoàng Hoa Thám. B.Phan Đình Phùng.
C.Đinh Công Tráng. D.Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 10. Điểm chung của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yến Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A.mục tiêu đánh Pháp. B.do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
C.bảo vệ chế độ phong kiến. D.chịu sự chỉ đạo của vua Hàm Nghi.
Câu 11. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam có sự khác biệt về
A.quy mô, địa bàn hoạt động và thời gian tồn tại. C.xác định kẻ thù.
B.tinh thần dân tộc và ý thức hệ phong kiến. D.tư tưởng thời đại.
Câu 12. Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều Nguyễn là
A.Hàm Nghi. B.Tôn Thất Thuyết. C.Phan Thanh Giản. D. Phan Đình Phùng.
Câu 13. Ý nghĩa của Chiếu Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A.củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.
B.buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập.
C.thổi lên ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân.
D.tạo tiền đề cho sự xuất hiện phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX.
Câu 14. Lực lượng tham gia đông nhất trong khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1919) là
A.Công nhân. B.nông dân. C.đồng bào dân tộc thiểu số. D.văn thân, sĩ phu.
Câu 15. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A.1897 – 1918. B. 1896 – 1918. C.1897 – 1914. D.1896 – 1914.
Câu 16.Chức vụ đứng đầu hệ thống cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương là
A.Toàn quyền. B.Khâm sứ. C.Công sứ. D.Cao ủy.
Câu 17. Năm 1904, Phan Bội Châu đã
A.tổ chức phong trào Đông Du. B.thành lập Hội Duy tân.
C.bị trục xuất khỏi Nhật Bản. D.thành lập Việt Nam Quang phục hội.
Câu 18. Ngôi trường ở Hà Nội đầu thế kỉ XX gắn liền với tên tuổi của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền là
A.Nam đồng thư xã. B.Quan hải tùng thư.
C. Đông Kinh nghĩa thục. D.Cường học thư xã.
Câu 19. Địa điểm đầu tiên thực dân Pháp lựa chọn để tấn công xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX là
A,Huế. B.Đà Nẵng. C.Gia Định. D.Hà Nội.
Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
A.Hiệp ước Hác-măng được kí kết (1883).
B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết (1884).
C.Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội (1882).
D. Quân Pháp chiếm được thành Gia Định (1859).
Câu 21. Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của thực dân Pháp là
A.Nguyễn Tri Phương. B.Hoàng Diệu. C.Hoàng Tá Viên. D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 22. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
A.Bãi Sậy. B.Hương Khê. C.Yến Thế. D.Ba Đình.
Câu 23. Nghĩa quân nào đã đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)?
A.Trương Định. B.Nguyễn Trung Trực. C.Nguyễn Hữu Huân. D.Nguyễn Tri Phương.
Câu 24. Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam so với triều Nguyễn là gì?
A.Kiên quyết đấu tranh chống Pháp đến cùng.
B.Phối hợp với Pháp lật đổ triều Nguyễn.
C.Thái độ chiến đấu không kiên định, dễ thỏa hiệp.
D. Khuất phục trước sức mạnh quân sự Pháp.
Câu 30: Điểm chung của các văn thân, sĩ phu đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX là
A. Xuất phát từ truyền thống đấu tranh của dân tộc
B. Muốn cho đất nước được giàu mạnh
C. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
D. Muốn xóa bỏ chế độ phong kiến
Câu 1: a, các đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có kết quả như thế nào? Tại sao cái cách đó không được triều đình nhà Nguyễn thực hiện? b, đóng vai là một quan lại, sĩ phu yêu nước ở nửa cuối thế kỉ XIX, em hãy đưa ra đề xuất cải cách duy tân của bản thân và đưa ra những lí do để thuyết phục triều đình nhà Nguyễn Tiến hành cải cách, duy tân đất nước.
Tại sao trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại nhưng công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo cuối thế kỉ XX lại thành công?
ĐỀ SỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 9,8 đ (đã sọan)
BÀI 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI TK XIX.
1. Trào lưu cải cách Duy tân.
Trl: *những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối TK XIX.
a. Bối cảnh: xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra các đề nghị cải cách.
b. Nội dung cải cách: đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
c. Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
*kết cục của các đề nghị cải cách.
§ Kết cục: các đề nghị cải cách không được thực hiện.
§ Nguyên nhân:
- Các cải cách còn những điều hạn chế: chưa có sự xuất phát từ cơ sở trong nước.
- Nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt mọi sự thay đổi.
2. Đánh giá ý nghĩa, hạn chế của phong trào cải cách Duy tân.
- Ý nghĩa: Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
- Hạn chế: các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
3. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam, xã hội Việt Nam có những giai cấp tầng lớp nào.
Trl: địa chủ phong kiến nông dân
Tư sản tiểu tư sản công nhân
4. Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?
GIAI CẤP, TẦNG LỚP | THÁI ĐỘ CÁCH MẠNG |
Địa chủ phong kiến | Tay sai của để quốc Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. |
Nông dân | Sẵn sàng tham gia đấu tranh cách mạng. |
Tư sản | Thoả hiệp với đế quốc. Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc |
Tiểu tư sản | Tích cực tham gia các cuộc vận động đầu TK XX. |
Công nhân | Kiên quyết đâu tranh chống giới chủ, đòi cải thiện cuộc sống. |
BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN NĂM 1918.
5. Phong trào Đông Du (1905 – 1909). Em nghĩ gì về chủ trương này?
Trl:
- Lãnh đạo: năm 1904 Hội Duy tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng dầu.
- Mục đích: lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Phương pháp cách mạng: bạo động vũ trang.
- Hoạt động:
§ Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới, lương thực.
§ Đưa hs sang Nhật du học à mở đầu phong trào Đông Du.
§ Viết sách báo tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước.
- Kết quả:
§ Tháng 9 năm 1908 Pháp cấu kết với Nhật trục xuất du hs yêu nước.
§ Tháng 3,1909 Phan Bội Châu rời Nhật.
è Phong trào Đông du tan ra
è Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Nhận xét: Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Du cũng đã đào tạo cho cách mạng nước ta sau này một đội ngũ chính trị có tư tưởng yêu nước tiến bộ bắt kịp xu thế của thời đại.
6. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917, con đường cứu nước của Người - So sánh các xu hướng cứu nước.
Trl:
- 5-6-1911: từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến 1917 Bác đi nhiều nơi trên thế giới.
- Từ 1917 trở đi Bác trở lại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10 Nga, có chuyển biến trong tư tưởng.
è Là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường đún đắn để cứu nước giúp cho dân tộc.
So sánh các xu hướng cứu nước:
Phan Châu Trinh | Phan Bội Châu | Nguyễn Tất Thành |
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại. | - Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
| - Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất. |
7. Nhận xét tính chất phong trào chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến 1918.
Trl: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta đầu TK XX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
8. Bối cảnh/ nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Trl: Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
AI CẦN THÌ LẤY NHÉ <3
điểm chung của các văn thân sĩ phu đề nghị cải cách duy tân ở vn vào nửa sau thế kỉ 19
A. xuất phát từ truyền thống đấu tranh dân tộc
B. xuất phát từ lòng yêu nước thương dân
C. chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản
D. muốn xóa bỏ chế độ phong kiến
So sánh trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nữa cuối thế kỷ xix với cuộc duy tân mình trị ở nhật bản thế kỉ xix