Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Nguyễn Anh Kiệt

“ Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt  đầu đau xót biết chừng !Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con của các ngươi cũng khốn;  chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, Mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên;Chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng  dơ khôn rửa,tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các  ngươi cũng khóng khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?”

                                          ( Tập 2, ngữ văn 8 NXB Văn học, Hà Nội 1976)        

Câu 1: ( 1 điểm)

 a.Đoạn văn được trích từ văn bản nào ?Tác giả là ai?

 b. Nêu nội dung chính của đoạn trích ?

Câu 2:( 1 điểm)

 a.Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán  

 b.Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn

 Câu 3:( 1 điểm)

a.Xác định câu cảm thán và câu nghi vấn trong đoạn trích    

b. Nêu đặc điểm chức năng của câu vừa hai kiểu câu và xác định 

Phần 2. Tập làm văn

 Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 6) câu trong đó có sử dụng nghi vấn và một câu cảm thán.Theo chủ đề tự chọn

 câu 2:(5 điểm) hãy viết Bài văn nghị luận khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn

Sunn
25 tháng 5 2021 lúc 17:08

Câu 1: a) Đoạn văn trên trích từ văn bản '' Hịch tướng sĩ '' của Trần Quốc Tuấn

b) Nội dung chính của đoạn trích:  Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước tình cảnh nước nhà, uất ức, căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hy sinh để trả mối thù.

Câu 2: THAM KHẢO

a) CÂU CẢM THÁN

Hình thức: có chứa các từ: than ôi, ôi, chao, chà, lắm, quá,… Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu và kết thúc bằng dấu chấm than.

 Chức năngCâu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc như vui vẻ, phấn khích, buồn bã, ngạc nhiên,… của người nói đối với sự vật hiện tượng nào đó

b) CÂU NGHI VẤN

+ Hình thức: Có dấu chấm hỏi ở cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..

Chức năng: Dùng để hỏi

Câu 3: 

a) Câu cảm thán: Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt đầu đau xót biết chừng !

Câu nghi vấn: Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?

Câu b mình không biết

PHẦN II

Câu 1: THAM KHẢO

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... Ôi quê hương sao đẹp quá !Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ? Câu trả lời tất nhiên là không rồi . Nếu bạn yêu quê hương thì hãy phát triển nó thật giàu mạnh nhé

 

- Câu nghi vấn :Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ?                                                                                                                                                                    Câu cảm thán: :Ôi quê hương sao đẹp quá                                                                                                                                                                                                  Câu 2: Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì. Công việc học tập đòi hỏi một người phải có lòng quyết tâm, kiên trì, có chí sẵn sàng bỏ cả cuộc đời mình để tìm hiểu nó, đi theo nó. Công việc học tập đó tuy khó khăn nhưng nó cần thiết trong cuộc sống và góp phần nâng cao năng lực của chúng ta. Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Và bởi vậy, việc học tập đòi hỏi sự chăm chỉ và nỗ lực. Thật đúng như thế.

Con người cần phải có tri thức. Để có tri thức thì chúng ta phải học tập. Đác uyn đã nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Tuy đã thành một nhà bác học tài giỏi, nổi tiếng nhưng ông vẫn học tập, tìm tòi mặc cho con cái nói gì, khuyên gì. Đúng thế, việc học rất cần thiết, các bạn hãy cố gắng học tập, rèn luyện. Học tập không lúc nào là muộn cả, hãy quay đầu lại, đối diện với sự khó khăn trong việc học tập. Dù thất bại nhiều nhưng đừng nản chí vì "thất bại là mẹ của thành công". Việc học tập vất vả và khó khăn, nếu muốn học tốt thì không những chịu khó mà còn cần có lòng quyết tâm, kiên trì cố gắng vươn lên. Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Thầy là một người thầy mà chúng em vô cùng kính trọng và khâm phục với đôi chân ngày đêm viết ra những bài học hay và bổ ích. Hay là anh Hoa Xuân Tứ do một lần sơ ý anh đã đưa cả hai tay mình vào trục quay mía làm đường nên đã mất cả hai tay. Tuy vậy anh vẫn cố gắng học tập và anh đã học hết phổ thông. Đấy là những tâm gương sáng vượt khó. Họ đã cho ta thấy họ tàn nhưng không phế. Họ vẫn là người có ích cho đất nước.

Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì. Đúng đấy, khi còn trẻ, đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thể tiếp thu được nhiều kiến thức còn khi đã lớn, sự tiếp thu khó khăn hơn, lúc ấy mới gắng học thì đã muộn. Đã có nhiều người nhờ có trí thông minh và vốn kiến thức phong phú đã phát minh ra các loại máy móc, giúp mọi lĩnh vực khoa học công nghệ trở nên tiên tiến hơn. Lênin từng nói "Học... học nữa... học mãi". Đó là điều thật chí lý. Sống ở trên đời thì ai cũng cần có kiến thức, cần phải học tập. Từ già đến trẻ, từ xưa đến nay, học tập vẫn cần được tiếp tục và phát triển nâng cao lên. Bởi không hiểu biết sẽ dẫn đến chuyện sự ngu dốt điều khiển mình đi theo con đường mòn; làm cho mình không tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, không hoà hợp mình với mọi người; làm mình trở thành các người vô dụng, tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Hiện nay, nhất ở các thành phố có hiện tượng không ít thanh niên bỏ nhà đi bụi, đua đòi, cướp giật, lập băng nhóm, nghiện hút. Không chịu học tập, ném mình vào những cuộc chơi vô bổ, thậm chí phạm pháp, chính họ đã tự đóng cánh cửa tương lai của mình.

Công việc học tập là rất quan trọng đối với đời sống, học tập chịu khó khi còn trẻ là rất cần vì đó là nền tảng vững chắc khi ta lớn lên, tin tưởng vào lực học của mình để luôn đi trên đường đời mà không sợ ngã. Một lần nữa, em mong các bạn hãy cố gắng học tập tốt để đưa đất nước đi lên, xóa bỏ cái đói nghèo, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước ta.


 

 

 

 

 


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đức Anh
Xem chi tiết
Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Mạc Nhược Khánh Nghi
Xem chi tiết
Đỗ Thị Thảo Vân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết