1.Đánh giá về những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX ở nước ta (ưu điểm, hạn chế của cái cách)
2. Từ trào lưu cải cách duy tân ở nước ta cuối thế kỉ XIX, liên hệ với các nước Châu Á ( Nhật Bản, Trung Quốc) cùng thời và công cuộc đổi mới ở VN
3.Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1, kinh tế, xã hội Việt Nam có những chuyển biến ra sao?
4.Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế như thế nào?
từ kết cục của các cải cách duy tân ở việt nam cuối thế kỉ 19 em hãy liên hệ việt nam hiện nay.Đảng và nhà nước đã làm gì để đưa đất nước vượt qua khó khăn.cho ví dụ. Mn giúp e với ạ=(
So sánh trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nữa cuối thế kỷ xix với cuộc duy tân mình trị ở nhật bản thế kỉ xix
e hãy vẽ sơ đồ tư duy của trào lưu cải cách duy tân ở việt nam nửa cuối thế kỉ XIX.
trả lời gấp giúp mình vs ạ
Cuối thế kỉ XIX, có hai quốc gia ở châu Á thực hiện cải cách duy tân thành công đó là quốc gia nào?
Nhận xét các đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam? Vì sao các đề nghị cải cách đó không thực hiện được? Liên hệ công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay?
ĐỀ SỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 9,8 đ (đã sọan)
BÀI 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI TK XIX.
1. Trào lưu cải cách Duy tân.
Trl: *những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối TK XIX.
a. Bối cảnh: xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra các đề nghị cải cách.
b. Nội dung cải cách: đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
c. Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
*kết cục của các đề nghị cải cách.
§ Kết cục: các đề nghị cải cách không được thực hiện.
§ Nguyên nhân:
- Các cải cách còn những điều hạn chế: chưa có sự xuất phát từ cơ sở trong nước.
- Nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt mọi sự thay đổi.
2. Đánh giá ý nghĩa, hạn chế của phong trào cải cách Duy tân.
- Ý nghĩa: Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
- Hạn chế: các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
3. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam, xã hội Việt Nam có những giai cấp tầng lớp nào.
Trl: địa chủ phong kiến nông dân
Tư sản tiểu tư sản công nhân
4. Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?
GIAI CẤP, TẦNG LỚP | THÁI ĐỘ CÁCH MẠNG |
Địa chủ phong kiến | Tay sai của để quốc Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. |
Nông dân | Sẵn sàng tham gia đấu tranh cách mạng. |
Tư sản | Thoả hiệp với đế quốc. Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc |
Tiểu tư sản | Tích cực tham gia các cuộc vận động đầu TK XX. |
Công nhân | Kiên quyết đâu tranh chống giới chủ, đòi cải thiện cuộc sống. |
BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN NĂM 1918.
5. Phong trào Đông Du (1905 – 1909). Em nghĩ gì về chủ trương này?
Trl:
- Lãnh đạo: năm 1904 Hội Duy tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng dầu.
- Mục đích: lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Phương pháp cách mạng: bạo động vũ trang.
- Hoạt động:
§ Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới, lương thực.
§ Đưa hs sang Nhật du học à mở đầu phong trào Đông Du.
§ Viết sách báo tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước.
- Kết quả:
§ Tháng 9 năm 1908 Pháp cấu kết với Nhật trục xuất du hs yêu nước.
§ Tháng 3,1909 Phan Bội Châu rời Nhật.
è Phong trào Đông du tan ra
è Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Nhận xét: Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Du cũng đã đào tạo cho cách mạng nước ta sau này một đội ngũ chính trị có tư tưởng yêu nước tiến bộ bắt kịp xu thế của thời đại.
6. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917, con đường cứu nước của Người - So sánh các xu hướng cứu nước.
Trl:
- 5-6-1911: từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến 1917 Bác đi nhiều nơi trên thế giới.
- Từ 1917 trở đi Bác trở lại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10 Nga, có chuyển biến trong tư tưởng.
è Là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường đún đắn để cứu nước giúp cho dân tộc.
So sánh các xu hướng cứu nước:
Phan Châu Trinh | Phan Bội Châu | Nguyễn Tất Thành |
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại. | - Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
| - Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất. |
7. Nhận xét tính chất phong trào chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến 1918.
Trl: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta đầu TK XX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
8. Bối cảnh/ nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Trl: Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
AI CẦN THÌ LẤY NHÉ <3
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu
B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ
C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam