Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập hai, tr.24 - 25) có những luận điểm nào? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài.
b) Một bạn cho rằng bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm:
- Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô.
- Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đé vương muôn đời.
Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
chuyên mục hỏi nhưng biết kết quả (hỏi cho vui)
Giải thích về vấn đề :"Tình yêu tuổi học trò là đúng hay sai?"
Chỉ cần viết đoạn văn ngắn (nêu rõ phát biểu của mình, nêu dẫn chứng, luận cứ, luận điểm để giải thích cho việc chọn có hay không)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
a) Hãy xem Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. (Gợi ý: Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?)
b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả sắp xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?
a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn"?
b) Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Vì sao?
Cho luận điểm “Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai”. Lí lẽ nào dưới đây được chọn để chứng minh cho luận điểm trên?
A. Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai.
B. Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
C. Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
D. Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
E. Cả 4 ý trên đều đúng.
Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?
b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.
c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.
Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?
Làm thế nào để con phân biệt được lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội ạ?
Viết 1 đoạn văn nghị luận về niềm tin trong cuộc sống ( nêu lí lẽ, dẫn chứng trong bài )
Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?